Nhiều tiện ích của căn cước công dân điện tử

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã bổ sung quy định mới về căn cước công dân điện tử.

Bộ Công an đang dự thảo (lần hai) Luật Căn cước công dân (CCCD) 2014 sửa đổi và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Lý do cần sửa Luật CCCD

Theo Bộ Công an, quá trình triển khai thi hành Luật CCCD 2014, một số tồn tại, bất cập cần sửa đổi, bổ sung đã xuất hiện. Cụ thể như sau:

Một là hiện nay công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe...

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã bổ sung quy định mới về căn cước công dân điện tử. Ảnh: HOÀNG GIANG

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã bổ sung quy định mới về căn cước công dân điện tử. Ảnh: HOÀNG GIANG

Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau gây khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước...

Hai là việc giới hạn các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD theo quy định tại Điều 9, Điều 15 Luật CCCD gây khó khăn nhất định khi triển khai đề án, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Ba là Luật CCCD không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam là người không quốc tịch nhưng đang sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Luật CCCD chưa có quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân có quyết định thôi quốc tịch, công dân được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam...

Bốn là cần thiết bổ sung vào Luật CCCD quy định chuyển tiếp để bảo đảm việc sử dụng, thay thế từ CMND sang CCCD của công dân được thuận lợi hơn; hạn chế phát sinh các thủ tục khác đối với công dân.

Luật hóa tài khoản định danh điện tử là rất hợp lý

Đáng chú ý, theo Bộ Công an, Luật CCCD mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua Cơ sở dữ liệu CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua CCCD mà chưa có quy định về tài khoản định danh điện tử đối với tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử.

Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết tài khoản định danh điện tử mới chỉ được quy định tại Nghị định 59/2022 về định danh và xác thực điện tử, có hiệu lực từ ngày 20-10-2022.

Lo ngại lộ thông tin cá nhân

Ở một số địa phương, người dân vẫn bị yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ bằng bản giấy thay vì các thông tin điện tử đã được tích hợp trong CCCD điện tử.

Cạnh đó, người ở vùng sâu, vùng xa, người lớn tuổi không được tiếp cận nhiều với công nghệ… sẽ khó nắm bắt và tự thực hiện. Đồng thời, việc làm mất hoặc cho mượn thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử cũng là mối lo ngại đối với việc đánh cắp thông tin cá nhân.

Luật sư TRẦN MINH CƯỜNG, Đoàn Luật sư TP.HCM

“Việc luật hóa tài khoản định danh điện tử với tên gọi CCCD điện tử như trong dự thảo Luật CCCD là rất hợp lý và cần thiết” - luật sư Cường nói.

Theo Điều 31 dự thảo Luật CCCD sửa đổi thì CCCD điện tử là tài khoản định danh điện tử, chứa thông tin được in trên CCCD, thông tin được tích hợp vào CCCD và thông tin khác của công dân trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Luật sư Cường nhận định việc tích hợp CCCD điện tử mang lại nhiều lợi ích như: Khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia), các thông tin sẽ được tự động điền vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Ngoài ra, CCCD điện tử sẽ thay thế CCCD vật lý và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế…

Cách đăng ký CCCD điện tử

1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có CCCD gắn chip điện tử.

a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID;

b) Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh khuôn mặt bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.

c) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

a) Đối với công dân đã được cấp CCCD gắn chip điện tử:

Công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình CCCD gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử…

b) Cơ quan công an cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp CCCD với trường hợp công dân chưa được cấp CCCD.

(Trích Điều 32 dự thảo Luật CCCD sửa đổi)

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Công an đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó đề xuất khi đăng ký khai sinh thì cấp luôn căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH CHUNG ([Tên nguồn])
Thẻ căn cước công dân gắn chip Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN