Nhiều cửa hàng xăng dầu ở miền Tây vẫn đóng cửa vì... khan hiếm hàng

Sự kiện: Tin nóng

Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng xăng dầu ở miền Tây vẫn còn tình trạng nghỉ bán khi chưa được cơ quan chức năng đồng ý…

Vẫn còn cửa hàng đóng cửa

Ngày 16/2, Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, đến nay, các đoàn của tỉnh đã khảo sát 233 lượt cửa hàng, tiến hành kiểm tra đối với 67 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Cơ quan chức năng kiểm tra một cửa hàng xăng dầu ở miền Tây.

Cơ quan chức năng kiểm tra một cửa hàng xăng dầu ở miền Tây.

Qua kiểm tra có 6 cửa hàng đóng cửa, ngừng kinh doanh, trong đó có 1 cửa hàng có văn bản gửi Sở Công Thương và được Sở chấp thuận; 5 cửa hàng hết xăng dầu, hoặc hết xăng còn dầu do sức mua tăng đột biến và nguồn cung xăng dầu chưa về kịp.

Đoàn kiểm tra đã lập 5 biên bản, trong đó: 4 cửa hàng đóng cửa ngừng kinh doanh khi chưa được sự chấp thuận của Sở Công Thương và không có lý do chính đáng, đồng thời yêu cầu chủ doanh nghiệp mở cửa bán xăng dầu phục vụ nhân dân theo đúng thời gian đã đăng ký.

Còn 1 cửa hàng chưa cung cấp được hoá đơn, chứng từ xăng dầu đang kinh doanh, Đoàn đã lập biên bản niêm phong 6 bồn chứa nhiên liệu xăng dầu, gồm 3.700 lít xăng, 3.700 lít dầu (theo nhân viên quản lý cửa hàng báo cáo). Đoàn kiểm tra đang hoàn chỉnh hồ sơ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

“Hiện nay hầu hết các cửa hàng xăng dầu đã mở cửa bán trở lại, tuy nhiên nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân phân phối còn hạn chế. Như tại TP Cần Thơ, ngày hôm qua - 15/2, vẫn còn một số cửa hàng xăng dầu trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền) không còn xăng Ron 95 để bán hoặc chỉ bán cho mỗi xe 30.000 đồng.”

Theo các chuyên gia, thời gian gần đây, nguồn cung và diễn biến giá xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động, tình hình cung ứng tại thị trường trong nước có dấu hiệu bất ổn. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu dẫn đến tổng cầu tăng, đồng thời có hiện tượng đứt gãy nguồn cung xăng dầu do đứt gãy cung ứng lao động, vật tư, sản lượng khai thác do đại dịch Covid-19.

Đặc biệt là ảnh hưởng bởi tình trạng đứt gãy nguồn cung do Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất dẫn đến việc giảm nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong trước. Từ đó, trên thị trường xuất hiện tình trạng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm hàng.

Đặc biệt, nguồn cung xăng dầu có thời điểm khan hiếm, thiếu hụt, dẫn đến gián đọan nguồn cung trong hệ thống kinh doanh xăng dầu, một phần là do các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không chủ động được nguồn cung để bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Chiết khấu xăng dầu khi cung cấp đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện tại quá thấp (đang âm, lỗ), do phải chi trả các chi phí về vận chuyển, thuế, công lao động, máy móc thiết bị...

Tăng cường nhập khẩu

Ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tỉnh có 3 thương nhân phân phối (Công ty CP Thương mại hóa dầu Ressol; Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng; Công ty TNHH Phúc Lâm Petro Tây Đô) đang gặp khó khăn do không mua được hàng hóa từ các đầu mối xăng dầu để cung cấp cho hệ thống.

Các doanh nghiệp này đã đề nghị tạm đóng cửa một số cửa hàng xăng dầu trực thuộc và tạm ngưng cung cấp hàng cho các cửa hàng xăng dầu thuộc đại lý. Tuy nhiên, Sở Công Thương không chấp nhận và đã có văn bản phúc đáp.

Nhiều cửa hàng đến nay vẫn khan hiếm xăng dầu cục bộ.

Nhiều cửa hàng đến nay vẫn khan hiếm xăng dầu cục bộ.

Theo ông Trường, hiện Sở đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu khác hỗ trợ, chia sẻ nguồn xăng dầu để các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn, nhằm ổn định tình hình thị trường và ổn định tâm lý tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, đề nghị Bộ Công thương xem xét, điều tiết nguồn cung xăng dầu. Đồng thời, chỉ đạo thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu chủ động nguồn cung, có phương án nhập khẩu để đảm bảo cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thị trường nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Hiện, Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Công ty này hiện có có 66 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu đang hoạt động, khoảng 40 cửa hàng đang xin cấp phép hoạt động; 1 Tổng đại lý và 360 cửa hàng, đại lý (trong đó 86 đại lý và 274 cửa hàng nhượng quyền).

Theo báo cáo, lượng tồn kho tại Trà Nóc (Cần Thơ) hiện nay của Công ty này, gồm: xăng Ron 95 là 716 m3, xăng nền pha Ron 95 là 931 m3; dầu DO là 1.546 m3; E5 là 387 m3. Ngoài ra còn có lượng dự trữ lưu thông tại các cửa hàng xăng dầu bán lẻ rất lớn.

Ông Mai Văn Huy, Tổng Giám đốc Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu, cho biết: "Trước những khó khăn về tình hình xăng dầu, trong 2 tháng đầu năm 2022, Công ty cũng đã nhập hàng vượt khoảng 30% theo kế hoạch.

Hiện, nhiều Sở Công Thương các tỉnh đã đề nghị hỗ trợ cung ứng hàng cho một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, Công ty đã đảm bảo hỗ trợ cung ứng theo đúng yêu cầu thực tế. Đối với một số cửa hàng bán hàng bán lẻ xăng dầu đã đăng ký theo kế hoạch nhưng thực tế nhập vượt quá nhiều lần, Công ty sẽ dừng cung cấp hàng hóa để tránh việc trục lợi cục bộ".

Nguồn: [Link nguồn]

Treo biển “về ăn cơm”, cửa hàng xăng dầu lĩnh phạt 10 triệu đồng

Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng xăng dầu không có nhân viên, hai cột dầu diesel và xăng E5-RON 92 đã tắt điện nguồn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Lưu ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN