Nhân sự phục vụ tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội thu nhập thế nào?
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cần 40 người học lái tàu và 447 vị trí công việc khác phải qua đào tạo để phục vụ khai thác, vận hành.
Đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Ngày 28/9, đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, từ 10/7 bắt đầu tuyển dụng 447 người để cử đào tạo nghề, khai thác đường sắt đô thị, làm việc tại tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Số nhân sự trên được tuyển dụng cho từng vị trí chức danh công việc, bộ phận cụ thể (gồm cả chức danh trưởng, phó và nhân viên từng bộ phận), gồm: phòng vận hành, kỹ thuật công nghệ, giám sát an toàn, vận hành nhà ga, duy tu sửa chữa công trình, duy tu sửa chữa thiết bị, Depot Nhổn. Dự án dự kiến hoàn thành tuyển dụng trong tháng 9/2020, tuy nhiên, do chưa tuyển đủ nên kéo dài thời hạn tuyển đến 11/10/2020.
“Người lao động sau khi trúng tuyển sẽ được cử đi đào tạo nghề chuyên môn. Tất cả nhân sự được đào tạo trong nước, thời gian đào tạo dự kiến tối thiểu 19-153 ngày, tùy theo từng chuyên ngành. Trong số nhân sự trên, sẽ lựa chọn 15 người, gồm 5 nhân sự quản lý và 10 nhân sự bảo dưỡng cử đi đào tạo tại Pháp và về đào tạo lại cho nhân sự khác. Thời gian đào tạo tại Pháp sẽ theo tiến độ và kế hoạch dự án”, đại diện Metro Hà Nội thông tin.
Depot Nhổn của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội cần 92 người, với 21 chức danh công việc
Liên quan đến thu nhập, đại diện Metro Hà Nội cho biết, khi vận hành chính thức, nhân sự được hưởng các chế độ chính sách của doanh nghiệp nhà nước và thu nhập tùy theo vị trí việc làm với mức lương từ 6,5-13 triệu đồng/tháng.
Tương tự, 40 nhân sự được tuyển dụng để đào tạo lái tàu cho tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đào tạo trong nước và có 6 người được cử đi đào tạo tại Pháp. Mức thu nhập của lái tàu khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành chính thức khoảng 13-15 triệu đồng/tháng.
Dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang được xây dựng có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro, từ nguồn vốn vay ODA Ngân hàng đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, Ngân hàng phát triển châu Á và vốn đối ứng trong nước. Theo tiến độ điều chỉnh mới nhất của UBND TP.Hà Nội, thời gian thực hiện dự án 2009-2022, trong đó đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 4/2021, khai thác toàn bộ tuyến vào tháng 12/2022.
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án có 10 đoàn tàu được chế tạo tại Pháp. Đoàn tàu đầu tiên của dự án đang được vận chuyển từ Pháp về nước, dự kiến cuối tháng 10/2020 sẽ về đến dự án. Còn đoàn thứ 2 được đưa về vào tháng 1/2021, đoàn cuối cùng vào tháng 6/2021.
Đoàn tàu đầu tiên bắt đầu rời cảng biển ở Pháp từ 2/9, qua cảng biển Malaysia và cập cảng Hải Phòng, đoàn thứ 2...
Nguồn: [Link nguồn]