Nhận dạng vật gây ra vụ nổ ở Hà Nội
Với những đặc điểm mô tả ban đầu, theo một cán bộ Binh chủng Công binh, vật gây ra vụ nổ ở khu đô thị Văn Phú, Hà Đông (Hà Nội) khiến hơn 10 người thương vong là một khối chiến đấu của tên lửa hoặc thủy lôi, ngư lôi sót lại sau chiến tranh.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, đất nước và con người Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề do số lượng lớn bom, mìn, đạn dược mà quân đội ngoại xâm đã sử dụng để tàn phá. Trong đó, Quảng Trị là một trong những địa phương bị ô nhiễm bom, mìn nhiều nhất.
Riêng quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 16 triệu tấn bom đạn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom, mìn. Năm 2010, Chính phủ nước ta đã phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh (Chương trình 504), đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp và dự án cụ thể.
Mục tiêu của chương trình nhằm huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom, mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom, mìn hòa nhập đời sống xã hội.
Theo thống kê, loại bom mìn tồn tại nhiều nhất sau chiến tranh ở Việt Nam là bom bi
Trong đó có bom bi hình dạng quả dứa, bom bi quả cam, quả ổi, rất bắt mắt nhưng nguy hiểm khôn cùng. Chúng có thể gây sát thương trong bán kính 15m.
Đạn ống phóng đạn đinh (Rocket) của tên lửa
Đuôi bom M118
Bom 2000LB.AN - M66.A2 và bom 1100 LBS (MK84B)
Vật gây ra vụ nổ ở Văn Phú ngày 19/3 là một khối kim loại có đường kính khoảng 40 - 45 cm, dài khoảng 80 cm, 2 đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông, khối lượng khoảng hơn 100 kg, rất giống với Bom CBU 55
Hoặc thủy lôi K8 (bìa trái)