Nhà báo bị chặt đầu: Vì sao Mỹ không trả tiền chuộc?

Yêu cầu đòi tiền chuộc để cứu mạng phóng viên Foley đã bị Mỹ từ chối, dù chiến dịch đột kích thất bại.

Ông Martin Michelot, chuyên gia nghiên cứu thuộc Quỹ Marshall Đức lý giải: “Mặc dù  Pháp tuyên bố sẽ không trả tiền chuộc trực tiếp, nhưng có vẻ số tiền chuộc này được rót qua ông chủ của những người bị bắt cóc nhằm đảm bảo tính mạng cho nhân viên”.

Theo một cuộc điều tra của tờ New York Times (Mỹ), Pháp đã rót tới 58 triệu USD tiền chuộc cho các nạn nhân bị bắt cóc kể từ năm 2008 đến nay. Kế tiếp đó là Thụy Sĩ với 12,4 triệu USD và Tây Ban Nha với 5,9 triệu USD.

Nhà báo bị chặt đầu: Vì sao Mỹ không trả tiền chuộc? - 1

Mỹ kiên quyết từ chối trả tiền chuộc để cứu mạng phóng viên Foley

Hồi đầu năm nay, 4 phóng viên Pháp và 2 phóng viên Tây Ban Nha đã được IS phóng thích sau khi trả tiền chuộc. Hiện vẫn chưa rõ số tiền chuộc đó được chính phủ, tòa soạn hay gia đình của các phóng viên chi trả.

Phóng viên Nicolas Henin của tạp chí Le Point là một trong số 4 người Pháp được thả trong đợt này, sau khi bị phiến quân bắt cùng với phóng viên Foley ở Syria. Hôm qua, Henin tiết lộ rằng “nhiều quốc gia đang thực sự đàm phán với phiến quân” về vấn đề trả tiền chuộc cho con tin.

Ngay ở chính những nước đã trả tiền chuộc này cũng có những luồng quan điểm khác nhau. Hồi năm ngoái, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố rằng nước Pháp sẽ không chi thêm một đồng tiền chuộc nào nữa cho phiến quân bắt cóc. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, báo chí Pháp đưa tin rằng một khoản tiền chuộc lớn đã được chi để cứu mạng con tin.

Tuy nhiên chính sách “chịu chi” này lại tỏ ra phản tác dụng, khi số công dân Pháp bị bắt cóc tăng lên đến mức kỷ lục trên toàn thế giới vào hồi năm ngoái, hơn bất cứ nước nào khác.

Nhà báo bị chặt đầu: Vì sao Mỹ không trả tiền chuộc? - 2

Phóng viên Henin được đoàn tụ với gia đình sau khi Pháp trả tiền chuộc cho phiến quân IS

Vậy tại sao các nước vẫn chấp nhận trả tiền chuộc? Vụ hành quyết phóng viên Foley đầy rùng rợn có thể là một câu trả lời. Không một chính trị gia nào muốn đi giải thích với gia đình nạn nhân rằng họ đã không thể cứu được con tin, dù điều đó nằm trong khả năng của họ. Hậu quả chính trị của vụ việc như vậy có thể rất lớn.

Ngược lại, cái chết của phóng viên Foley chứng tỏ một điều rằng logic từ chối trả tiền chuộc không phải khi nào cũng có hiệu quả. Mặc dù chính phủ Mỹ đã nổi tiếng với việc không bao giờ trả tiền chuộc, thế nhưng vẫn có công dân Mỹ bị bắt cóc và giam giữ suốt gần 2 năm trời.

Và với yêu cầu đòi tiền chuộc lên tới 132 triệu USD, có vẻ như phiến quân IS không hề hy vọng rằng chúng sẽ nhận được tiền chuộc: Số tiền đó lớn đến mức không một công ty tư nhân hay hãng bảo hiểm nào có thể chi trả được cho sinh mạng của một phóng viên.

Điều này cũng minh chứng một điều rằng với phiến quân Nhà nước Hồi giáo, ngay cả khi không có cơ hội đòi được tiền chuộc, công dân Mỹ vẫn luôn là những con tin vô giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo SMH) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN