Nguyên nhân nào dẫn tới đợt mưa lũ đang hoành hành ở miền Bắc?

Mưa lũ đang dồn dập đổ về các tỉnh vùng núi phía Bắc gây chia cắt nhiều nơi, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Nguyên nhân nào dẫn tới đợt mưa lũ đang hoành hành ở miền Bắc? - 1

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân miền Bắc. Ảnh Báo Giao thông.

Từ đêm 23 và ngày 24/6, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã có lượng mưa rất lớn như TP Hà Giang 111mm, Mù Cang Chải (Yên Bái) 102 mm, Sìn Hồ (Lai Châu) 132mm, Ngân Sơn (Bắc Kạn) 208mm, đặc biệt tại huyện Bắc Quang (Hà Giang) mưa trên 320mm.

Mưa lớn đã khiến lũ trên các sông ở khu vực vùng núi phía Bắc lên cao. Hôm nay (25/6), mực nước trên sông Lô tại Hà Giang tiếp tục lên chậm và đạt đỉnh ở mức 103,10m (trên mức BĐ3: 0,1m) sau xuống chậm; mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ lên 30m (mức BĐ1).

Thống kê thiệt hại ban đầu, mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất đã làm 5 người chết (trong đó Hà Giang 2 người do nhà sập, Lai Châu 3 người bị lũ cuốn). Lai Châu còn có 3 người mất tích đang được tìm kiếm và 5 người khác bị thương.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nguyên nhân của đợt mưa lũ này là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với xoáy thấp đang có xu hướng hoạt động mạnh dần nên ở Bắc Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông mạnh.

Dự báo, mưa dông còn tiếp tục kéo dài đến ngày 26/6. Các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang đặc biệt đề phòng xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Đây là đợt mưa lũ lớn đầu mùa, gậy thiệt hại lớn về người và tài sản cho người dân. Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, sạt lở đất và các tình huống bất thường, giảm thiệt hại về người và tài sản, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.

Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò...để hướng dẫn người, phương tiện qua lại. Nghiêm cấm vớt củi, các vật trôi trên sông khi đang có lũ.

Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên sông, ven sông, các phương tiện vận tải thuỷ và chủ đầu tư, đơn vị thi công trên các khu vực khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, công trình.

Triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa, kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ nhằm đảm bảo an toàn hồ, đồng thời đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở hạ du các công trình.

Rà soát việc chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ", chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm... Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về  Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Miền Bắc lũ dồn dập, miền Trung nắng cháy da dịp đầu tuần

Những cơn mưa đổ xuống khiến lũ cuồn cuộn đổ về ở miền Bắc, trong khi đó, miền Trung  nhiều nơi vẫn nắng nóng 37...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Lũ lụt ở miền Bắc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN