Nguyên nhân bất ngờ khiến phố núi Đà Lạt ngập chìm trong nước

Sự kiện: Tin nóng

Nhiều người thắc mắc, vì sao một thành phố có độ cao 1.500m so với mực nước biển như Đà Lạt (Lâm Đồng) lại bị ngập nặng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Liệu điều này bắt nguồn do yếu tố thiên hay, hay chính do con người gián tiếp gây ra?

Vừa qua, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng khi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra trận lũ lịch sử. Hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đều bị ảnh hưởng, nặng nhất là huyện Lạc Dương và TP. Bảo Lộc.

Tuy nhiên, điều nhiều người khó hiểu là vì sao một thành phố có độ cao 1.500m so với mực nước biển như Đà Lạt lại ngập úng nặng nề như vậy. 

Nhiều người cho rằng hậu quả của việc này là do phá rừng, bê tông hóa hay điều phổ biến nhất là việc phát triển nông nghiệp nhưng lạm dụng nhà kính.

 

Nhà kính được phát triển tràn lan tại Đà Lạt, xây dựng ngay dưới các tán thông. Ảnh: Văn Long.

Nhà kính được phát triển tràn lan tại Đà Lạt, xây dựng ngay dưới các tán thông. Ảnh: Văn Long.

Quả đúng như vậy, hiện tại TP. Đà Lạt có khoảng 18.000ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng có đến 10.000ha nhà kính.

Tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại học Đà Lạt) nhận đinh: “Trong 7 năm trở lại đây, tại Đà Lạt và các vùng lân cận các cơn lũ xuất hiện dày đặc hơn. Điều này là hệ quả tất yếu của việc diện tích nhà kính tăng lên ồ ạt. Chúng ta có thể thấy rõ nhất việc này ở dọc hai bên suối Cam Ly, con suối nhận nhiệm vụ dẫn nước và thoát nước cho toàn khu vực Đà Lạt”.

Tiến sĩ Tuấn giải thích thêm, đối với nhà kính, hệ số thấm nước bằng không. Nước mưa xuống đến mặt ni lông là rơi xuống đất, tạo thành dòng chảy ra suối. Chính vì vậy, phần đất bên trong nhà kính vẫn khô và không còn chức năng thấm nước.  “Nhìn lại chúng ta có thể thấy, những điểm xảy ra lũ lớn vừa qua hầu hết là những nơi phá rừng, san ủi đất để làm nhà kính. Kết cấu đồi núi, dòng chảy đều bị thay đổi, hậu quả lũ lụt là không tránh khỏi”, tiến sĩ Tuấn nhấn mạnh.

 

Đối với nhà kính, hệ số thấm nước bằng không. Ảnh: Văn Long.

Đối với nhà kính, hệ số thấm nước bằng không. Ảnh: Văn Long.

Đồng ý với quan điểm này, kiến trúc sư Lê Tứ - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng đánh giá, việc quy hoạch nhà kính, nhà lưới chưa hợp lý  chính là nguyên nhân của việc Đà Lạt bị ngập sâu sau vài ngày mưa lớn.

“Hệ thống thoát nước của TP.Đà Lạt được Đan Mạch tài trợ hoạt động rất tốt, tuy nhiên, vì sự bất hợp lý trên mà chúng chưa phát huy hết được chức năng của mình. Để chúng hoạt động hiệu quả thì cần quy hoạch lại hệ thống nhà kính, nhà lưới để giảm thiểu lượng nước dồn ra suối như vừa qua”, kiến trúc sư Lê Tứ nói.

 

Người dân bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua do phát triển nông nghiệp nhưng lạm dụng nhà kính.

Người dân bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua do phát triển nông nghiệp nhưng lạm dụng nhà kính.

Ông Cao Chí Công – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến năm 2018, tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên là hơn 2,5 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng chỉ đạt 46,01%. Từ năm 2010 đến nay, riêng Lâm Đồng đã có khoảng 90.000ha rừng bị mất.

Bên cạnh đó, việc các hộ dân ồ ạt phát triển xây dựng nhà kính dọc suối Cam Ly như ở Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh càng khiến nguy cơ lũ lụt đối với “phố núi” trong những năm tới sẽ cao lên. Đó là chưa kể đến nhiều diện tích nhà kính chưa được thống kê khi người dân lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp.

 

Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, Đà Lạt sẽ tiếp tục bị ngập sâu trong nước vào những năm tới. Ảnh: Văn Long.

Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, Đà Lạt sẽ tiếp tục bị ngập sâu trong nước vào những năm tới. Ảnh: Văn Long.

Theo thống kê, tại Lâm Đồng mưa lớn kéo dài từ ngày 5/8 đến 10/8 đã làm một người chết, bốn người bị thương; hơn 2.400 căn nhà bị ngập (trong đó 31 căn bị hư hỏng, 548 hộ dân phải di dời). Ngoài ra, hơn 2.500ha cây trồng bị ngập, 56,4ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, hơn 310 tấn cá tầm bị cuốn trôi… ước tổng thiệt hại khoảng 130 tỷ đồng.

Lâm Đồng: Một Công an viên đi cứu hộ bị nước lũ cuốn trôi

Trước tình trạng mưa lớn, nhiều nơi ở xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) bị ngập sâu, ông Hoàng Minh Tú (50 tuổi, công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Long ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN