Người Việt nơi vỡ đập thuỷ điện Lào sống ra sao?
Chiều 24/7, PV Báo Giao thông đã liên lạc được với người Việt vùng rốn lũ vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào.
Người dân được di dời đến một nơi cao ráo.
Trao đổi với Báo Giao thông, chị Đỗ Thị Dung (32 tuổi, quê ở Kim Sơn, Ninh Bình; hiện đang làm ăn tại trú tại bản Mit Săm Phăn, huyện Sa Nam Xay, tỉnh Attapeu (Lào) cho biết, cả ngày hôm qua nhiều tiếng loa phát đi cảnh báo lũ về trên diện rộng ở địa bàn bản Mit Săm Phăm. Do nhiều năm trước lũ lên từ từ nên người dân chủ quan, tuy đến khoảng 20h30 thì lũ ào ào về trên lưu vực dòng sông Se Kong. Lũ nhấn chìm nhiều khu dân cư, người dân không kịp phản kháng với tốc độ ào ạt của lũ.
Công tác di dời rất khẩn trương
Lũ cách trung tâm huyện Sa Nam Xay khoảng 60km. Nước lũ từ dòng sông Se Nam Nọy đổ vào sông Sê Kông (Mê Kông) chảy qua huyện Sa Nam Xay khiến cho các bản như: Hi Lạt, bản May, Sờ Moong và bản Hạt Nhao.
Cũng theo chị Dung, cộng đồng người Việt ở đây làm ăn khá đông, đến thời điểm 17h chiều vẫn chưa nghe thông tin gì về người Việt ở khu vực này bị sao cả.
Thi thể của một phụ nữ lào bị lũ cuốn. Ảnh người Dân Lào cung cấp
“Cho đến 17h chiều nay, lực lượng công an, quân đội đưa nhiều cano và trực thăng vào hiện trường để di dời người dân. Bây giờ mọi người dân hết sức lo lắng vì thời tiết lúc này đang mưa rất lớn, nước dâng chậm. Tuy nhiên, vào thời điểm này mọi người dân đều đã được thông báo di dời đồ đạc vật dụng lên cao, gia cố nhà cửa để chống lũ”, chị Dung nói và cho biết thêm, từ trung tâm tỉnh Attapeu đến khu vực huyện San Nam Xay khoảng 40 km nhưng phải đi tới 3 lần đò vì nước đang lên rất cao. Mọi phương tiện người dân buộc hạn chế đi lại vì nguy hiểm. Cơ quan quân đội nơi đây liên tục điều động thêm người để ứng cứu người dân bị mất tích.
Thời tiết lúc 17h (giờ địa phương) mưa vẫn nặng hạt. Công tác di dời của lực lượng chức năng rất gấp rút.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (31 tuổi, quê Vĩnh Linh, T. Quảng Trị trú tại trung tâm tỉnh Attapeu) cho biết, từ sáng sớm đã cùng những người khác dọn dẹp đồng thời di dời các vật dụng lên cao. Hiện tại mọi thứ đang chuẩn bị tinh thần đón lũ. Còn gia đình tôi dự định ngày mai sẽ về Kon Tum vì ở đây rất nguy hiểm, nhất là các cháu nhỏ.
Chiều cùng ngày, chị Thuỷ cho biết từ trung tâm Attapeu đi vào huyện Sa Nam Xay rất khó khăn. Một chiếc xe tải đã làm sập một chiếc cầu gỗ để vào nơi xảy ra trận lũ lớn.
19h tối nay, đại diện Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) cho biết đang cử lực lượng chiến sĩ và các phương tiện máy móc sang Lào để phối hợp cùng lực lượng của Lào để cứu người dân trong cơn hoạn nạn. Dự kiến, lực lượng tối nay sẽ đến cửa khẩu Bờ Y, (Ngọc Hồi, Kon Tum) rồi đi sâu vào nội địa Lào.
Chiếc cầu gỗ bị sập
Thông tấn Lào (Laos News Agency) ngày 24/7 đưa tin, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, miền Đông Nam nước này đã bị sập vào cuối ngày 23/7, khiến 5 tỷ mét khối nước thoát ra ngoài (khối lượng nước không kiểm soát được tương đương hơn 2 triệu hồ bơi đạt chuẩn Olympics).
Sự cố này đã làm hàng trăm người mất tích, một số người được cho là đã thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị nước lũ nhấn chìm.Giới chức địa phương đã huy động thuyền để cứu trợ người dân tại quận San Sai vì mực nước lên cao sau khi đập vỡ.
Vụ vỡ đập đã gây ngập úng ở 6 làng thuộc huyện Sanamxay, trong đó 2 làng Hinlad và Mai bị ảnh hưởng nặng nhất.
Hơn 1.300 gia đình và khoảng 6.600 người rơi vào cảnh mất nhà cửa. Truyền thông nhà nước Lào cũng cho hay, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã hoãn các cuộc họp chính phủ và cùng các quan chức cấp cao tới khu vực bị ảnh hưởng sau sự cố vỡ đập để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu trợ.
Theo tính toán sơ bộ của Ủy hội sông Mê Kông, mực nước tại hệ thống sông ở ĐBSCL có thể lên khoảng 4-5cm so với mực...