Người “vá” lại ngôi biệt thự đặc biệt, làm sống lại ký ức Biệt động Sài Gòn

Đã 60 năm tồn tại cùng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập nhưng mới đây, nhà biệt thự số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh (phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM) - nơi từng là nhà xưởng chuyên sản xuất tất cả các vật dụng, trang thiết bị để trang trí tại Dinh Độc Lập và cũng là nơi che giấu cán bộ Biệt động Sài Gòn, đã bị đập bỏ.

Dấu ấn lịch sử, tình yêu...

Căn biệt thự số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh hiện nay (trước có địa chỉ 6-8 Tự Đức, quận Phú Nhuận) trong thời kỳ chính quyền Sài Gòn cũ đứng tên vợ chồng ông Trần Văn Lai - nguyên mẫu nhân vật chính của bộ phim “Biệt động Sài Gòn”.

Chiến sĩ cách mạng này trong vỏ bọc là tỷ phú Mai Hồng Quế - nhà thầu khoán, trang trí nội thất cho “Phủ Đầu Rồng” - để xây dựng hầm chứa bí mật rồi vận chuyển vũ khí về cất giấu phục vụ cho trận đánh vào các mục tiêu quan trọng của chính quyền Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân 1968 như Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài Phát thanh…

Ông Trần Văn Lai trước biệt thự số 6-8 Tự Đức. (Ảnh: NVCC)

Ông Trần Văn Lai trước biệt thự số 6-8 Tự Đức. (Ảnh: NVCC)

Mới đây, căn nhà này đã bị phá hủy hoàn toàn. May mắn thay, anh Trần Kiến Xương - một "hậu duệ" Biệt động Sài Gòn đã quyết tâm chuộc lại và sẽ “vá” lại toàn bộ căn biệt thự trên từ hàng ngàn khối bê tông vỡ để tạo nên một “Biệt thự vá” có một không hai.

Anh Xương cho biết, căn biệt thự sẽ được phục dựng lại toàn bộ hiện trạng cùng thời với công trình kiến trúc xây dựng Dinh Độc Lập. Bởi với anh, đây là nơi nhiều kỷ niệm: Từng là căn cứ bí mật để cất giấu, vận chuyển tài liệu, quân lương, những cán bộ cao cấp và chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, cũng là nơi khởi đầu cho mối tình son sắt của ba anh và người vợ đầu Phạm Thị Chinh.

Thời đó, với danh nghĩa là nhà thầu khoán thi công nội thất Dinh Độc Lập, ông Mai Hồng Quế dùng căn nhà này làm nơi sản xuất tranh kiệt, bàn ghế, nệm, các loại màn trang trí nội thất…

Thế nhưng ít ai biết, nhà thầu khoán có quyền ra vào Phủ Tổng thống thoải mái thời ấy lại chính là cán bộ cấp Tiểu đoàn, C trưởng Biệt động, Đơn vị Biệt động 159, Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Với suy nghĩ “nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất”, ông Trần Văn Lai đã đề xuất và được cấp trên cho dùng  căn nhà trên làm nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ công tác tại nội thành Sài Gòn.

Anh Trần Kiến Xương tin rằng từ đống hoang tàn này, một “Biệt thự vá” độc nhất vô nhị sẽ hình thành và cùng với hàng chục di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn khác do anh phục dựng sẽ trở thành những địa chỉ đỏ, những điểm tham quan, tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của lực lượng Biệt động Sài Gòn nói riêng và QĐND Việt Nam nói chung...

Nơi đây còn ghi dấu chuyện tình trong thời chiến của 2 người lính Biệt động Sài Gòn là ông Trần Văn Lai và bà Phạm Thị Chinh (Phạm Thị Phan Chính). Thời điểm đó, bà Chinh được tổ chức sắp đặt đóng giả vợ chồng với ông Lai để tạo vỏ bọc hợp pháp, cùng nhau xây dựng cơ sở và hoạt động, chuẩn bị cho các phương án đấu tranh cách mạng về sau.

Sát cánh cùng nhau trong hoạt động bí mật, sự đồng cam cộng khổ của hai người cùng chí hướng, tình yêu thực sự đã nảy nở giữa hai người đồng chí, từ “vợ chồng hờ” họ cảm mến, yêu nhau và trở thành vợ chồng thật từ khi nào...

Tình yêu thời chiến tuy đẹp nhưng thật ngắn ngủi, bởi đến tháng 5/1964, bà Chinh đứng ra làm thủ tục bảo lãnh cho hai cán bộ cao cấp của ta là ông Phan Trọng Bình và Phạm Quốc Sắc - 2 trong 6 cán bộ tù chính trị giữ trọn vẹn khí tiết cách mạng được trả về từ nhà tù Côn Đảo (sau này đều được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND). Theo đó, bà Chinh nhận hai người là anh họ, đứng ra làm thủ tục bảo lãnh và đưa họ về ở tại nhà số 6-8 Tự Đức.

Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó, theo yêu cầu của quân khu, bà Chinh một lần nữa phải mạo hiểm, tìm mọi cách đưa hai đồng chí ra chiến khu. Thế nhưng, gần như ngay lập tức chính quyền Mỹ - ngụy phát hiện sự biến mất của họ và đã bắt giữ bà Chinh để tra khảo. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng bà Chinh kiên quyết không khai.

Không khai thác được gì, địch buộc phải thả bà Chinh. Tuy nhiên, vì những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, dù ông Lai hết lòng chạy chữa, bà Chinh đã qua đời tại chính căn nhà này vào ngày 30/9/1964 (bà được công nhận liệt sĩ vào năm 1984).

Gian nan xin chuộc nhà

Tạm quên nỗi đau mất vợ để nối tiếp những tiền đề dang dở của bà Chinh, năm 1965 ông Lai đã bán căn biệt thự số 6-8 Tự Đức (nay là đường Nguyễn Thị Huỳnh) theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định để tạo dựng các cơ sở mới, chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài và chuyển 800.000 đồng vào nhà băng Trung Quốc để Quân khu rút ra chi phục vụ chiến đấu.

Người “vá” lại ngôi biệt thự đặc biệt, làm sống lại ký ức Biệt động Sài Gòn - 2

Anh Trần Kiến Xương tại căn biệt thự mang nhiều dấu ấn lịch sử, đã bị phá bỏ. (Ảnh: A.P)

Anh Trần Kiến Xương tại căn biệt thự mang nhiều dấu ấn lịch sử, đã bị phá bỏ. (Ảnh: A.P)

Từ đó đến nay, nhà số 6-8 Nguyễn Thị Huỳnh đã được chuyển qua nhiều đời chủ nhưng vẫn không hề phải sửa chữa, tất cả đều nguyên vẹn. 

Năm 1998, anh Trần Kiến Xương đã tìm được căn nhà cũ trên của gia đình. Với ước nguyện gìn giữ căn nhà gắn liền với một giai đoạn hào hùng của dân tộc cũng là hiện thân của tình yêu đầu tiên và cũng thật ngắn ngủi của ba và má đầu Phạm Thị Chinh (anh Trần Kiến Xương là con của người vợ thứ 2), anh Xương đã đeo bám và đặt vấn đề được mua lại căn nhà huyền thoại trên từ đó đến nay.

Tạm quên nỗi đau mất vợ để nối tiếp những tiền đề dang dở của bà Chinh, năm 1965 ông Lai đã bán căn biệt thự số 6-8 Tự Đức (nay là đường Nguyễn Thị Huỳnh) theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định để tạo dựng các cơ sở mới, chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài...

Thế nhưng, trớ trêu thay, sau nhiều năm tha thiết chờ đợi, chủ căn nhà đã bán cho một người khác với giá hàng chục tỷ đồng. Thế rồi, cuối tháng 3 vừa qua, căn nhà bị đập bỏ hoàn toàn, nhiều người đã vận chuyển toàn bộ đồ vật trong nhà đi bán.

Nghe tin dữ, anh Trần Kiến Xương như chết lặng, nỗi đau quá lớn khiến anh mất ăn, mất ngủ. “Quá đau đớn, đó là nơi chứa đựng quá nhiều kỷ niệm của ba tôi và má Chinh, quá nhiều kỷ niệm về những người lính Biệt động Sài Gòn” - anh nói.

Không từ bỏ ý định, anh Trần Kiến Xương đã bằng mọi cách để được làm việc với chủ mới mua của căn nhà. Và cũng lại thêm 1 lần nữa lịch sử như thách thức anh, người chủ thực sự mua căn nhà trên lại đang ở nước ngoài nên mọi thuyết phục  trở nên khó khăn hơn.

Nhưng sau khi nghe câu chuyện cảm động về lịch sử căn nhà và mục đích được mua lại căn nhà, người phụ nữ là chủ mới đã bay về Việt Nam để cùng anh Trần Kiến Xương thảo luận về việc chuyển nhượng. Anh Xương mơ ước sẽ làm "sống dậy" căn nhà, cố gắng để "vá" lại với những thiết kế, cửa sắt, vật dụng... "như ngày xưa".

Hiện ngoài thời gian làm việc tại cơ quan, không kể ngày nghỉ, sáng hay tối, anh  Xương đã và đang cùng những cộng sự của mình tìm mua lại những vật dụng của căn nhà tại các khu vực bán đồ cũ, ngay cả đống xà bần anh cũng cẩn thận vận chuyển về cất giữ.

“Lấy đâu ra gạch men nhập ngoại ngày xưa, thiết bị vệ sinh xưa, đồ điện xưa, lan can, cửa sắt, hoa văn, hoạ tiết xưa... Kỹ thuật làm ngày xưa và những người thợ xưa, cực kỳ khó” - anh Xương trầm ngâm. 

Người phất cờ giải phóng tại Dinh Độc Lập

Ngày 30/4/1975, sau khi xe tăng của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, lực lượng đặc công cũng đã có mặt tại đây....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Phương ([Tên nguồn])
Giải phóng Miền Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN