Người TQ khốn khổ vì thịt giả, cá nhựa
Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện và bắt giữ hàng loạt vụ thịt, cá giả tại Trung Quốc được làm từ những hóa chất độc hại, gây ung thư.
Vào tháng 5/2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện tai lợn giả bán trên thị trường. Một khách hàng ở Cám Châu (Giang Tây) mua vài chiếc tai lợn hôm 30/3, nhưng khi sử dụng thì phát hiện mùi khó chịu. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, tai lợn có mùi lạ được làm từ gelatin và natri oleate. Người bán tai lợn giả đã bị bắt. Hóa chất natri oleate đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Tai lợn giả bị phát hiện ở Trung Quốc
Tiếp đó, ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) cũng phát hiện chất phụ gia “hương liệu thịt bò”. Đây là loại phụ gia có thể biến thịt lợn thành thịt bò. Giá bán mỗi gói vào khoảng 45 nhân dân tệ (tức hơn 130.000 đồng).
Theo hướng dẫn trên bao bì, để tạo được thịt bò từ 1g thịt lợn sẽ cần đến 2-2,5g phụ gia. Cho thịt lợn tẩm phụ gia ướp trong 30 phút, thịt lợn chuyển sang màu nâu sẫm.
Cho thịt này hầm khoảng 1 giờ sẽ được loại thịt giống thịt bò, nhìn bằng mặt thường hoặc ăn cũng khó nhận ra.
Thịt lợn sau khi được tẩm ướp hóa chất đã biến thành thịt bò
Ngoài chế biến thịt lợn thành thịt bò, còn có công nghệ thịt lợn thành thịt cừu. Sau khi tẩm ướp phụ gia, thịt lợn tẩm được băm nhỏ nấu thành thịt cừu hầm hoặc thịt cừu viên.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định trong phụ gia có bột ngọt, axit amin, protein thủy phẩm. Theo cơ quan chức năng An Huy, trong phụ gia đều có chứa nhiều chất bảo quản nếu dùng lượng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu
Vào cuối tháng 12/2012, người dân Trung Quốc phẫn nộ khi truyền thông nước này phanh phui một hàng ăn chế biến thịt chim bồ câu từ nguyên liệu... chuột.
Chim bồ câu nướng là món đặc sản ở Trung Quốc, nhưng một số nhà hàng sử dụng chuột làm món ăn đánh lừa khách hàng và cắt giảm chi phí. Bằng những tiểu xảo cực kỳ tinh vi, hàng ăn này đã dùng những con chuột được tuốt sạch lông và kỳ bóng đa để làm món chim bồ câu quay thơm ngon, béo ngậy.
Vào tháng 1/2013, ông Vương, một người tiêu dùng tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc phản ánh với đường dây nóng của báo Dương Tử, ông cho biết, mình đã mua phải một loại ca ngan gia.
Lúc ăn, ông thấy cá có mùi nhựa, dai hơn bình thường, ông nghi ngờ đây là cá giả và được làm từ chất keo. Loại cá này ông mua ở chợ vào ngày 7/1 với giá 36 NDT/kg (khoảng 120.000 VND/kg), chỉ bằng 1/3 giá bình thường.
Cá ngân bị phát hiện làm giả
Những con cá có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, phải kéo mạnh mới đứt được, khi ngửi thì không thấy mùi tanh của cá. Đặc biệt là khi được hơ trên lửa, phần đuôi cá nhanh chóng teo lại, nhưng phần thân gần như không biến đổi.
Vừa qua, cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 34 đối tượng và tiêu hủy hơn 40 tấn thịt cừu giả độc hại được làm từ thịt vịt và các hóa chất cấm gây ung thư ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Số thịt vịt giả cừu bị nghi ngờ sử dụng một lượng lớn hóa chất, thuốc nhuộm và chất kết dính độc hại. Đồng thời, những đối tượng này còn dùng mỡ cừu nhập khẩu từ New Zealand để tạo ra hương vị thịt cừu và cho hóa chất làm dai hơn, lâu nhừ hơn trong quá trình nấu lẩu. Ở Trung Quốc, thịt cừu giả có giá chưa tới 20 nhân dân tệ/ kg (67.000 đồng), trong khi thịt cừu thật được bán với giá từ 40 đến 60 nhân dân tệ (133.000 đến 200.000 đồng). Người ta còn tìm thấy trong thịt cừu giả có chứa một lượng lớn kim loại và chất natri nitrit gây ung thư vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia 2.000 lần. Các đối tượng làm thịt giả đã bỏ mối hơn 1.000 kg thịt cừu giả cho các nhà hàng lẩu vừa và nhỏ, các nhà phân phối thịt ở Đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện thịt cừu giả vẫn chưa tìm thấy ở Bắc Kinh. Từ tháng 1/2013, Trung Quốc đã phát hiện 120 vụ phạm pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm với hơn 350 đối tượng bị bắt giữ. |