Người phụ nữ cứu hàng trăm con mèo, nhường phòng ngủ, lắp điều hoà cho “thú cưng”

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Có khoảng 400 con mèo được bà đón về nhà. Tất cả chúng đều là những “đứa con” mà bà rất mực yêu thương và chiều chuộng.

“Người mẹ” của những con mèo bị bỏ rơi

Bà Nguyễn Thuý Hải (57 tuổi) ở phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) được biết đến là “người mẹ” của hàng trăm con mèo.

23 năm nay, có khoảng 400 con mèo được bà Hải đón về nhà. Có con được cứu sống khỏe mạnh ở lại với bà, có con may mắn được chủ mới đón về nuôi, cũng có những con không may qua đời… Nhưng với bà, tất cả chúng đều là những “đứa con” mà bà rất mực yêu thương và chiều chuộng.

Bà Hải nhường phòng ngủ để làm “nhà mèo” cho những con mèo bị bỏ rơi được bà mang về nuôi dưỡng.

Bà Hải nhường phòng ngủ để làm “nhà mèo” cho những con mèo bị bỏ rơi được bà mang về nuôi dưỡng.

Những con mèo được bà cứu về thường là bị chủ vứt bỏ hoặc bị tai nạn nằm tại chỗ hấp hối, dù biết sau đó có thể sẽ khó sống nhưng bà Hải không muốn "các em" tan thành cát bụi ở ngoài đường.

“Mẹ yêu em, mẹ yêu Tôm, tối về mẹ cho em ăn pate nha…”. “Xám ơi ra đây mẹ bế tí nào, đưa tay đây mẹ bế, thương Xám quá, không đuổi em đi đâu, mẹ cho em uống nước ngô nhé…”, tiếng bà Hải âu yếm gọi những con mèo mà người không biết sẽ nghĩ bà đang trò chuyện với các con của mình.

Yêu thương và coi chúng như con, bà đặt cho mỗi con một cái tên thật hay và gần gũi với đặc tính. Nào là Bắc Xám, dì Bông què, Tôm, Vàng Em hay Trắng Tròn… Dù là cái tên nào, tất cả chúng đều có chung tình thương của “mẹ Hải”.

Hiện tại, nhà bà Hải đang nuôi khoảng 40 con mèo cả to lẫn nhỏ, có nhiều con bị liệt cả hai chân không đi lại được.

Hiện tại, nhà bà Hải đang nuôi khoảng 40 con mèo cả to lẫn nhỏ, có nhiều con bị liệt cả hai chân không đi lại được.

Bế Vàng Em bị liệt, bà Hải vừa bơm từng xi lanh cháo cho ăn, vừa kể: “Bạn này không tự ăn tự uống được nên tôi phải quan tâm. Ngày cho ăn 3 lần bằng cháo và uống nước nhiều hơn. Đặc biệt, do bạn ấy bị liệt không tự vệ sinh được nên tôi thường xuyên phải đóng bỉm. Chăm những con mèo bị ốm không khác gì chăm trẻ em bị bệnh”. Cho ăn xong, bà Hải lấy khăn giấy lau sạch miệng cho mèo.

Những con mèo bị ốm sẽ được bà Hải bón cháo.

Những con mèo bị ốm sẽ được bà Hải bón cháo.

Chỉ tay về phía những chiếc lồng mèo xinh xinh, bà Hải nói con mèo gắn bó với bà lâu nhất chính là Trắng Tròn. Trắng Tròn đến với bà đã được 14 năm. Còn Cốm là con mèo nhỏ nhất vừa mới được bà đón về từ lò mổ dưới Hà Đông, Hà Nội, bị liệt hai chân.

Người phụ nữ cứu hàng trăm con mèo, nhường phòng ngủ, lắp điều hoà cho “thú cưng” - 4

Cốm bị liệt hai chân mới được bà Hải đón về nuôi.

Cốm bị liệt hai chân mới được bà Hải đón về nuôi.

“Bạn Cốm này, tôi đón lúc mới được 2 tháng nên bé tí xíu. Lúc đón về, suốt 20 ngày, chiều nào tôi cũng phải đưa Cốm đi viện truyền canxi và uống thuốc bổ. Hiện giờ tôi đang tập đi cho bạn ấy. Cứu những con mèo liệt này là cả một quá trình dài”, bà Hải nói.

Hiện tại, nhà bà Hải nuôi khoảng 40 con mèo cả to lẫn nhỏ, có nhiều con bị liệt cả hai chân không đi lại được.

Yêu thương và coi chúng như con, bà Hải đặt cho mỗi con một cái tên thật hay và gần gũi với đặc tính.

Yêu thương và coi chúng như con, bà Hải đặt cho mỗi con một cái tên thật hay và gần gũi với đặc tính.

Dùng tiền dưỡng già để cưu mang mèo bị bỏ rơi

Kể từ khi con trai bà lấy vợ và ở riêng, bà Hải sống một mình ở căn nhà này, nên bà dành hết thời gian để chăm mèo.

Một ngày của bà bắt đầu từ lúc 6h30 sáng. Bà dành thời gian để lau chùi, dọn dẹp chỗ ngủ của mèo, cho mèo ăn, cho đi vệ sinh. Bà thay mới, đánh rửa bát đựng thức ăn cho những con mèo khỏe mạnh. Sau đó tự tay lau rửa, dọn vệ sinh cho những con bị bệnh ở các lồng riêng. Rồi bế từng con mèo lên đút cho ăn, bơm xi lanh cho uống nước.

Một con mèo đang bị ốm được bà Hải vuốt ve, chăm sóc.

Một con mèo đang bị ốm được bà Hải vuốt ve, chăm sóc.

“Những con khoẻ mạnh, tôi nấu ức gà, rau muống luộc cắt nhỏ rồi trộn cơm cho ăn, còn con nào ốm, yếu thì sẽ được ăn cháo. Những bữa phụ các con đều được cho ăn sữa chua ít đường”, vừa chuẩn bị cơm cho mèo, bà Hải vừa nói.

Từ ngày gắn bó với những con mèo bị bỏ rơi, cuộc sống của bà Hải thay đổi hẳn. Bà phải gác lại đam mê bơi lội, khiêu vũ cổ điển. Kể cả là đi nghỉ mát, đi du lịch đây đó với bạn bè cũng không có. Hơn 20 năm nay, bà không đi đâu quá nửa ngày vì không thể dứt được các “con”. Bà thương nhà mèo vắng “mẹ Hải” thì đói, những đứa bệnh tật không ai thay rửa cho, rồi bà cũng sợ chúng nhớ mình. Ngày Tết, bà không dám đi đâu vì sợ những con mèo ở nhà một mình không ai chăm sóc.

Tủ thuốc bà Hải đóng riêng cho những chú mèo.

Tủ thuốc bà Hải đóng riêng cho những chú mèo.

Còn đây là những tủ quần áo, bỉm sữa của những con mèo nhà bà Hải được để gọn gàng, ngăn nắp.

Còn đây là những tủ quần áo, bỉm sữa của những con mèo nhà bà Hải được để gọn gàng, ngăn nắp.

Căn nhà rộng chừng 40m2 của bà cũng bị thu hẹp khi toàn bộ ngóc ngách đều dành cho mèo.

Trong đó, bà dành hẳn một phòng ngủ để xây dựng thành “nhà mèo”. Đây là nơi để những chú mèo sinh hoạt và vui chơi. Căn phòng này được bà sắp xếp rất sạch sẽ và ngăn nắp. Một chiếc tủ to được đóng để đựng quần áo, thuốc, giấy và bỉm cho những “con cưng” của mình.

“Chỗ ngủ của tôi rất nhỏ nên tôi kê giường ở phòng khách luôn. Còn phòng này nó có ban công, có ánh sáng, tôi nhường cho các con để chúng có không gian vui chơi. Tôi lắp điều hoà hai chiều, quạt và camera để theo dõi hoạt động của từng bạn”, bà Hải chia sẻ.

Bà Hải chuẩn bị nấu ăn cho mèo.

Bà Hải chuẩn bị nấu ăn cho mèo.

Theo bà Hải, hằng tháng, trung bình khoảng 40 con mèo ăn hết từ 3 – 4 bao hạt. Ngoài ra còn có: pate, thịt lợn, sữa chua và tiền bỉm lót, thuốc men y tế cho những con mèo bệnh. Tổng chi phí khoảng 13 triệu đồng/tháng.

“Trước dịch COVID-19, tôi còn mở một tiệm game để trang trải cuộc sống cho các em mèo, nhưng khi dịch tới, tôi phải đóng cửa quán và trả mặt bằng. Mấy năm nay khó khăn hơn, tôi lấy tiền dưỡng già từ việc kinh doanh điện lạnh trước kia để cưu mang mèo”, bà Hải tâm sự.

Người phụ nữ cứu hàng trăm con mèo, nhường phòng ngủ, lắp điều hoà cho “thú cưng” - 11

Bà Hải âu yếm, coi mèo như con của mình.

Bà Hải âu yếm, coi mèo như con của mình.

Bà Hải dạy những con mèo bị liệt tập đi.

Bà Hải dạy những con mèo bị liệt tập đi.

Người phụ nữ lấy tiền dưỡng già ra để cưu mang mèo bỏ rơi.

Người phụ nữ lấy tiền dưỡng già ra để cưu mang mèo bỏ rơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN