Người lao động có thể không được hưởng BHXH một lần khi luật mới có hiệu lực

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Sáng 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Trước khi các ĐBQH tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi). Theo bà Nguyễn Thúy Anh, về điều kiện hưởng BHXH một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH, chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án:

Phương án 1: Người lao động (NLĐ) được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1, NLĐ tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp NLĐ không nhận trợ cấp hằng tháng thì vẫn được quyền nhận BHXH một lần nhưng sẽ mất đi cơ hội được hưởng trợ cấp hằng tháng cùng các quyền lợi bổ sung nêu trên.

Nhóm 2, NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH một lần.

Sáng 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Sáng 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Phương án 2: NLĐ được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Về vấn đề này, UBTVQH thấy rằng mặc dù hai phương án Chính phủ trình đều chưa phải là những phương án tối ưu, có thể chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng BHXH một lần và tạo được sự đồng thuận cao, dự kiến phòng ngừa được phản ứng tập thể NLD, song đây đang là các phương án chiếm ưu thế, nhất là phương án 1.

Phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn khi cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội (không làm ảnh hưởng nhiều đến gần 18 triệu người đang tham gia BHXH); hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về BHXH.

Phương án này cũng hạn chế được tình trạng một người tham gia BHXH có nhiều lần hưởng BHXH một lần thời gian qua. Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng BHXH một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ của BHXH từ chính quá trình tích lũy khi tham gia BHXH của mình.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Việc này cũng giúp giảm gánh nặng cho cả xã hội, NSNN sau này khi phải cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội.

Phương án này cũng giúp giảm dần nghịch lý NLĐ hưởng BHXH một lần khi vẫn trong độ tuổi lao động và có khả năng làm việc, hướng dần tới nguyên tắc phổ quát của BHXH là khi có việc làm và thu nhập thì sẽ phải tham gia BHXH để tích lũy cho tương lai khi về già trong bối cảnh già hóa ngày càng gia tăng.

Bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng, một số ý kiến đồng tình với phương án 2 với lý do sẽ không tạo sự khác biệt lớn giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực và có thể giữ chân được người lao động tiếp tục tham gia BHXH. Tuy nhiên, với việc quy định NLĐ chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng (50%) sẽ tạo cho người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi.

Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ kéo dài việc xử lý BHXH một lần thêm 5 năm và khó khăn hơn cho tổ chức thực hiện chính sách này nhưng lại có mặt tích cực là giúp cho NLĐ quen dần với quy định mới với một lộ trình nhất định.

Đa số ý kiến trong UBTVQH tán thành phương án 1 và cũng là ý kiến của đa số NLĐ một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến. UBTVQH đề nghị các ĐBQH tiếp tục thảo luận, cho ý kiến thêm về vấn đề này cũng như các phương án cụ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu ngành bảo hiểm có biện pháp hạn chế mức thấp nhất tình trạng rút BHXH một lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Bảo ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN