Người lao động cần nhớ điều này để tránh bị sếp dùng luật sa thải

Sự kiện: Thời sự

Luật quy định, nếu người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng… thì sếp của họ có quyền sa thải.

Người lao động cần nhớ điều này để tránh bị sếp dùng luật sa thải - 1

Người lao động có thể bị sa thải nếu vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại điều 126, Bộ Luật lao động 2012. (Ảnh minh họa)

Những vi phạm làm người lao động bị sa thải

Từ 1.1.2018, Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm đáng chú ý trong bộ luật mới là quy định xử lý “Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật”. Theo quy định này, chủ doanh nghiệp vì vụ lợi mà sa thải trái phép nhân viên và làm người bị sa thải lâm vào tình trạng khó khăn thì có thể bị phạt tù tới 3 năm.

Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco) cho rằng, thời điểm quy định này có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ phải thận trọng hơn khi ra quyết định sa thải nhân viên.

Bản thân người lao động cũng cần tìm hiểu quy định về các trường hợp sẽ bị sa thải, nguyên tắc xử lý kỷ luật để tránh vi phạm dẫn tới việc bị “sếp” (người sử dụng lao động) sa thải và bảo vệ quyền lợi của mình.

Luật sư Hà Huy Phong cho biết, theo quy định tại điều 126, Bộ Luật lao động 2012, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Một là người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

Hai là người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm được hiểu là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định.

Ba là người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: Thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

“Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nếu nhân viên của họ có những vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại điều 126, Bộ Luật lao động 2012”, luật sư Phong cho hay.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật sa thải thực hiện như thế nào?

Luật sư Hà Huy Phong cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động 2012 và điều 30, Nghị định 05/2015 (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động) của Chính phủ đã quy định rõ nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

Người lao động cần nhớ điều này để tránh bị sếp dùng luật sa thải - 2

 Luật sư Hà Huy Phong.

“Luật Lao động 2012 nêu rõ, việc xử lý kỷ luật lao động phải đảm trình tự nguyên tắc sau: Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Ngoài ra, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam...”, luật sư Phong cho biết.

Luật sư Phong đánh giá, sa thải là một biện pháp mang tính chất kỷ luật nặng nề, bởi lẽ việc sa thải người lao động ngoài việc làm cho người lao động mất quyền lợi, mất việc làm còn có thể làm người lao động và gia đình của họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc quy định chặt chẽ các điều kiện sa thải người lao động và trình tự, nguyên tắc khi xử lý kỷ thuật là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động sẽ làm thêm 600 giờ/năm?

Theo đó, số giờ làm thêm của người lao động có thể sẽ lên gấp đôi so với quy định hiện hành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN