Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm

Những ngày cận Tết, nhiều gia đình ở Hà Nội thức trắng đêm canh nồi bánh chưng được đun ngay trên vỉa hè trước nhà.

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 1

Cận kề Tết Nguyên đán, mọi người bận rộn sắm sửa, dọn dẹp… chuẩn bị cho một cái Tết ấm áp. Nấu bánh chưng chung là lúc xum họp gia đình đông đủ nhất, chính vì vậy nhiều gia đình ở Hà Nội lại cùng nhau cất nồi bánh chưng trên vỉa hè ngay trước nhà dù không có nhiều không gian. Trong ảnh, sáu chị em nhà bà Hương đang trông nồi bánh chưng tại vỉa hè phố Lê Duẩn

Phố phường Hà Nội trong những ngày cận Tết thỉnh thoảng lại bắt gặp những nồi bánh chưng, khói bếp nghi ngút trên vỉa hè trong đêm, mùi thơm bùi của đỗ xanh hòa quyện với mùi gạo nếp, thịt, hành… gợi nhớ những ký ức khó quên của Tết xưa của người Hà Nội.

Tết đến xuân về, với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Ông cha ta có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Vì thế, bánh chưng từ lâu đã không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt.

Giữa cuộc sống sôi động ở thủ đô, nhiều gia đình vẫn dành thời gian để cùng gia đình nấu bánh chưng ngày giáp Tết. Họ tận dụng mảnh vỉa hè trước cửa nhà để bắc bếp, thổi lửa, cùng nhau quây quần quanh nồi bánh chưng thêm phần ấm cúng.

Năm nào cũng vậy, cứ gần Tết âm lịch, 6 chị em gái bà Hương, sống ở mặt đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng) lại tận dụng vỉa hè nấu bánh chưng. Bà Hương cho biết, năm nào cũng vậy, vào những ngày cận Tết dù bận đến đâu, chị em trong nhà lại xúm lại, người mua gạo, người mua lá, người mua thịt… để gói bánh chưng.

“Ngày Tết không thể thiếu nồi bánh chưng, gói để cho con, cháu nó biết đến Tết cổ truyền chứ để chúng nó đi mua về ăn chúng nó quên mất Tết cổ truyền”, bà Hương nói.

Bà Năm, em gái bà Hương chia sẻ: “Ngồi quây quần gói bánh, trông bánh, tạo một không khí náo nức trong những ngày cận Tết. Mọi người ngồi kể lại nhau cho nhau nghe những gì đã làm trong một năm qua cũng tạo không khí hòa đồng, gần gũi hơn”.

Không chỉ những gia đình ở Hà Nội gói chung bánh chưng mà vẫn còn những người dân cùng xóm, cùng ngõ  ở Hà Nội nấu chung nồi bánh chưng như một nét văn hóa phải giữ gìn.

Bà Ngỡi (78 tuổi),xóm Lại (Nam Từ Liêm, Mỹ Đình) cho biết: "Năm nào cũng vậy, mọi người cùng ngõ lại gói bánh chưng chung, mổ lợn chung tạo không khí ấm cúng tình làng nghĩa xóm từ nhiều năm nay. Mỗi năm cả xóm gói khoảng mấy trăm cái ,chia cho mỗi nhà một ít”

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 2

"Năm nay cả gia đình 6 chị em gói 15 cân gạo được 38 cái, chia mỗi nhà mấy cái. Dù ít hay nhiều nhưng vẫn cùng nhau nấu chung như một truyền thống, nét đẹp của gia đình từ ông bà, tổ tiên truyền lại", bà Hương nói

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 3

"Đây là dịp hiếm cả gia đình quây quần bên nhau, ngồi hàn huyên tâm sự về cuộc sống, làm ăn trong một năm qua", bà Năm (em gái bà Hương) chia sẻ.

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 4

Những năm trước hay nấu xuyên đêm nhưng năm nay, mọi người đều có tuổi nên gói lúc sáng sớm, nấu hơn 12 tiếng, đến 9h tối vớt bánh cho mọi người đõ phải thức đêm

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 5

Theo bà Năm,  việc tự gói và nấu bánh chưng không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn đem lại cho các gia đình không khí Tết ngay giữa lòng Hà Nội

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 6

 Trong một con ngõ thuộc xóm Lại (Nam Từ Liêm, Mỹ Đình), hình ảnh người dân quây quần bên nhau trông nồi bánh bưng dưới dàn đèn lồng tạo nên khung cảnh ấm áp, đậm chất Tết truyền thống

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 7

Như một nét truyền thống văn hóa, năm nào cũng vậy. Cận Tết mọi người trong xóm lại cùng nhau nấu bánh chưng “năm nay cả xóm gói mấy trăm cái, chia cho mỗi nhà một ít. Các gia đình thay phiên nhau túc trực suốt đêm, nồi bánh chưng đủ 12 giờ liền bánh mới chín nhừ và ngon”, bà Lại nói

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 8

 Người dân làng thường xuyên kiểm tra nồi để tiếp nước, tránh cạn, làm bánh chín không đều

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 9

Dù tuổi đã cao nhưng bà Lại vẫn cùng các cháu thức đêm trông nồi bánh chưng. “Bánh được nấu đúng kiểu thời xưa để sống lại những kỷ niệm về những cái Tết khi mình còn bé, được quây quần suốt đêm trông nồi bánh chưng, được ăn trước những cái bánh chưng nhỏ mà bố mẹ, ông bà gói  riêng cho mình”, bà Lại tâm sự

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 10

Sau hơn 12 giờ, sáu chị em nhà bà Hương bắt đầu vớt bánh, do nồi nấu bánh chưng quá to và nóng nên mọi người dùng lạnh đổ vào sau đó lại múc nước ra

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 11

Bà Năm khoe những chiếc bánh chưng gói theo kiểu truyền thống nhìn rất đẹp, lá vẫn còn xanh khi vớt bánh ra

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 12

Mỗi người một việc tạo nên niềm vui không khí ngày Tết

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 13

Bánh sau khi vớt ra được rửa bằng nước mát cho sạch

Người Hà Nội nấu bánh chưng trên vỉa hè, ngõ làng trong đêm - 14

Bánh chưng được xếp ngay ngắn, chờ nguội rồi lèn chặt vừa phải cho thêm phần dẻo ngon.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN