Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống

Nước sông Bùi đã rút nhưng người dân vùng ngập úng Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn canh cánh nỗi lo đê vỡ. Nhiều điểm xung yếu trên đê Bùi được gia cố để chống chọi với dòng lũ cuồn cuộn chảy.

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 1

 Kéo đèn điện ra để thắp sáng phục vụ việc đắp đê trong đêm

Sáng 31/7, tại khu vực đê sông Bùi khu vực cầu Cốc - lối vào vùng “rốn lũ” Nam Phương Tiến, Tân Tiến của huyện Chương Mỹ, nhiều người dân đổ về đây từ rất sớm để xem tình hình mực nước sông Bùi thế nào.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đỗ Kế Duệ (67 tuổi, thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ) cho biết, căn nhà cách đê khoảng 500m, ở vùng trũng thấp nên những ngày qua rất lo lắng vỡ đê khi biết mực nước sông dâng lên cao. 7 người trong nhà đứng ngồi không yên, chuẩn bị kê đồ đạc, thóc lúa lên cao. Người già, trẻ con và đàn gà đưa sang nhà người thân ở nơi khác không bị ngập.

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 2

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 3

Cảnh ngập lụt ở Chương Mỹ nhìn từ trên cao

“Cả đêm qua, tôi cùng mấy người hàng xóm trằn trọc, không ngủ được, rủ nhau soi đèn ra gần đê để xem mực nước sông ra sao. Giờ chỉ mong trời đừng mưa, nước sông hạ xuống để dân an toàn”, ông Duệ thở dài và cho biết đây cũng là nỗi lo chung của nhân dân sống 2 bên bờ sông Bùi trong những ngày qua.

Qua tìm hiểu được biết, tháng 10/2017, đê sông Bùi từng bị vỡ sau đợt mưa lớn khiến nhiều khu vực huyện Chương Mỹ, trong đó có xã Nam Phương Tiến ngập sâu cả tháng. Năm 2008, đê này cũng từng vỡ hai điểm, nước tràn vào khu dân cư 45 ngày sau mới rút.

Nhiều người dân cho biết đến trưa 31/7 thấy mực nước đã rút khoảng 30cm. Tuy nhiên, mọi người và các cơ quan chức năng không vì thế mà chủ quan, vẫn tập trung bảo vệ đê, đề phòng sạt lở. Từ sáng 30/7, gần 100 chiến sĩ của lữ đoàn xe tăng 201 được huy động đến hỗ trợ nhân dân hộ đê dài khoảng 1km. Trong đêm qua, lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ vẫn thắp đèn tiếp tục đắp đê, chống nước tràn vào làng, bảo vệ nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân.

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 4

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 5

 Hơn 2km đê ven sông Bùi đoạn qua cầu Cốc được gia cố bằng những bao cát

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 6

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 7

Những bao cát xếp thoải chắc chắn và phủ bạt để gia cố mặt trong đê Bùi

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 8

Việc hộ đê được khẩn trương thực hiện từ sáng 30/7

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 9

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 10

 Gần 100 chiến sĩ của lữ đoàn xe tăng 201 được huy động đến hỗ trợ nhân dân hộ đê

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 11

Những đoạn nước mấp mé bờ không chỉ kè bằng bao cát mà còn đắp đất lên trên tạo thành bức tường ngăn lũ

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 12

Người dân ra cầu Cốc để xem tình hình mực nước sông Bùi

Người dân đứng ngồi không yên, cầu trời ngừng mưa, nước sông Bùi hạ xuống - 13

Lực lượng phòng chống lụt bão của địa phương đi xuồng kiểm tra các điểm gia cố trên đê Bùi

Hiện trường tan hoang nơi hàng chục ngôi nhà bị “hà bá” sông Đà nuốt chửng

Khung cảnh đổ nát tan hoang khi nhiều ngôi nhà tại TP Hòa Bình bị nghiêng, trượt xuống lòng sông Đà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú - Thành Trí ([Tên nguồn])
Lũ lụt ở miền Bắc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN