Chào năm mới 2025
Biển người đổ về quảng trường trung tâm Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ… vui chơi, đón thời khắc năm mới, mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh, người dân hạnh phúc, ấm no.
Diễn biến chính
Người dân đứng chật kín lối xuống ke ga Ba Son trên tuyến metro để về TP Thủ Đức sau khi xem pháo hoa, countdown đón năm mới. Năm nay là lần đầu tiên người dân được đi metro từ TP Thủ Đức lên quận 1 để xem pháo hoa. Metro Bến Thành - Suối Tiên cũng tăng thêm 34 chuyến, chạy đến 2h để đáp ứng người dân đi chơi Tết Dương lịch. Ảnh: Đình Văn
Đông nghịt người reo hò khi pháo hoa được bắn lên. Video: Anh Phú
Video: Huy Mạnh
Pháo hoa được bắn gần khu vực cầu Ba Son - biểu tượng mới của TP HCM. Ảnh: An Khương
Một góc khác của pháo hoa với cầu Ba Son trên sông Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần
Kiều Hạnh, Hồng Ánh, Vy Ngân đi từ Tân Bình sang quận 1 (TP HCM) xem pháo hoa, chụp ảnh kỷ niệm thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Ảnh: Thanh Tùng
Hai du khách nước ngoài trao nhau nụ hôn khi pháo hoa được bắn lên bầu trời TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Ảnh: Ngọc Thành
Ảnh: Ngọc Thành
Pháo hoa trên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Giang
Video: Ngọc Thành
Video: Ngọc Thành
Anh Dần bé con gái 3 tuổi xem pháo hoa rực sáng trên bầu trời. Anh cho biết năm nay là lần đầu dẫn con gái đi xem pháo hoa. "Tôi đến đây chờ từ 3 tiếng trước, đông đúc cũng khá mệt nhưng bù lại được xem pháo hoa mãn nhãn", anh Dần nói.
Vợ chồng anh Quách Lĩnh và Hoàng Oanh (bìa trái ) cùng đôi vợ chồng sắp cưới chụp ảnh đón năm mới. Ảnh: Thanh Tùng
Pháo hoa bắn bên sông Sài Gòn nhìn từ phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Ảnh: Thanh Tùng
Pháo hoa bắn bên sông Sài Gòn nhìn từ phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Ảnh: Thanh Tùng
Nhiều người dùng điện thoại ghi lại thời khắc pháo hoa sáng rực trên sông. Ảnh: Thanh Tùng
Pháo hoa được bắn ở khu vực hầm Thủ Thiêm, sông Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần
Pháo hoa màu sắc rực rỡ được bắn ở khu vực sông Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần
Bốn gia đình sống tại Hà Nội đã cùng nhau lên Kỳ Sơn, Hòa Bình để đón giao thừa trong không khí núi rừng yên bình và ấm áp. Khi kim đồng hồ điểm đúng 0h, cả nhóm 16 người gồm 8 người lớn và 8 trẻ em cùng nhau đếm ngược bên đống lửa hồng và ngắm pháo hoa rực sáng.
Hoàng Nhật Minh (8 tuổi) chia sẻ rằng cả 4 gia đình đều là bạn học và phụ huynh của các bạn trong lớp em. Chuyến đi này là món quà đặc biệt mà bố mẹ dành tặng cho những nỗ lực học tập của các con trong suốt học kỳ vừa qua. "Đây là lần đầu tiên em đón năm mới cùng các bạn, rất vui và thú vị", Nhật Minh nói.
Bốn gia đình Hà Nội rủ nhau đón giao thừa ở Hòa Bình. Video: Hiếu Duy
Video: Võ Thạnh
Người dân hòa theo điệu nhạc giây phút giao thừa ở Huế. Video: Võ Thạnh
Sân khấu quảng trường đông kinh nghĩa thục Ảnh: Hoàng Giang
Video: Hoàng Giang
Khu vực tổ chức Countdown ở Huế chật kín người
Khu vực tổ chức Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới, ở đại lộ Văn Tiến Dũng giao với Võ Nguyên Giáp chật kín người. Ảnh: Võ Thạnh
Video: Võ Thạnh
Ngã tư Hàng Bài - Hàng Khay, hàng nghìn người dân đứng chật kín không còn lối đi. Vị trí này cách điểm bắn pháo 200 m. Một xe cấp cứu mở cửa chờ sẵn đề phòng trường hợp chen lấn, ngất xỉu.
Video: Văn Ngọc
Đường Tôn Đức Thắng, gần phó đi bộ Nguyễn Huệ, kín người gần thời điểm bắn pháo hoa. Ảnh: Quỳnh Trần
Dòng người đổ ra khu vực bến Bạch Đằng, quận 1, xem bắn pháo hoa. Ảnh: Quỳnh Trần
Video: Công Khang
Cột cờ Thủ Ngữ ven sông Sài Gòn tập trung đông người chờ xem pháo hoa. Ảnh: Quỳnh Trần
Cột cờ Thủ Ngữ xây dựng năm 1865, khi mới hình thành có chức năng làm cột tín hiệu cho tàu bè ra vào luồng lạch khu vực Sài Gòn – Gia Định. Cùng với Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng và Cầu Mống, Cột cờ Thủ Ngữ là yếu tố quan trọng tạo nên quần thể lịch sử - văn hóa đặc trưng, là nhân chứng cho quá trình phát triển đô thị TP HCM.
Hàng nghìn người tập trung ở đường Tôn Đức Thắng ven sông Sài Gòn, quận 1, chờ đợi thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Ảnh: Quỳnh Trần
Video: Huy Mạnh - Lộc Anh
Cảnh chen lấn trên phố Nguyễn Huệ, TP HCM. Video: Minh Trịnh
Hà Thị Kiều Trang, 21 tuổi, ở quận Bình Tân cùng bạn trai lần thứ ba đi đến à phố đi bộ để xem pháo hoa. Ảnh: Quỳnh Trần
Huỳnh Vũ Thạch Anh, 6 tuổi, quận 1 được chú cõng đi chơi. Thạch Anh mang theo lá cờ chào đón năm mới. Ảnh: Quỳnh Trần
Video: Huy Mạnh - Lộc Chung
Thành phố Vũng Tàu người dân và du khách đổ ra các tuyến đường dọc biển trong tiết trời mát mẻ ngày cuối năm. Trên đường Quang Trung, Hạ Long chạy dọc Bãi Trước khá đông xe và người ngồi ở bờ kè, tản bộ trong công viên, bãi biển. Ở khoảng sân rộng trước khu nhà truyền thống thành phố gần đó, nhiều người tập trung thưởng thức chương trình văn nghệ chào năm mới nhưng không quá quy mô.
Hàng cây trên đường Quang Trung dọc Bãi Trước được trang trí đèn rực rỡ. Ảnh: Trường Hà
Chị Lê Thu Hoài, ở Phường 2, cùng chồng và hai con mang theo đồ uống và món ăn vặt đến bên bờ biển. Chị cho biết cảm giác năm nay không đông đúc, không khí trầm lắng hơn mọi khi. "Tôi nghĩ những dịp như thế này chính quyền nên tổ chức những chương trình nghệ thuật quy mô hoặc bắn pháo hoa để thành phố du lịch sôi động, hấp dẫn du khách hơn ", chị Hoài nói.
Người dân chụp ảnh, tản bộ bên bờ biển. Ảnh: Trường Hà
Năm 2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 16 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú hơn 4,9 triệu lượt - tăng so với năm ngoài; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 17.300 tỷ đồng. Năm tới, địa phương đặt mục tiêu đón hơn 18 triệu lượt khách, doanh thu gần 20.000 tỷ đồng.
Không khí ở cầu Ba Son, quận 1. Video: Tuấn Việt - An Khương
Dòng người đổ về khu vực công viên sông Hậu xem chương trình nghệ thuật Cần Thơ chào năm mới. Bà Nguyễn Ngọc Tâm – chủ cơ sở phân phối hàng tiêu dùng tại quận Ninh Kiều cho biết thành phố mấy năm qua có nhiều thay đổi lớn về mặt đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Nhờ hệ cống thống chống ngập, kè sông, âu thuyền hoàn chỉnh khiến hàng loạt tuyến đường khu vực trung tâm quận Ninh Kiều khang trang, sạch đẹp hơn rất nhiều, không còn cảnh ngập lụt khi mưa lớn, triều cường.
Nhiều người ghi lại chương trình biểu diễn nghệ thuật ở công viên Sông Hậu. Ảnh: Huy Phong
"Sang năm mới, tôi mong chính quyền cùng ngành chức năng tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông, đô thị để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, du lịch... tạo việc làm nhiều hơn cho người dân, nhất là sinh viên khi ra trường", bà Tâm nói.
Tại khu vực Bến Bạch Đằng và đường Tôn Đức Thắng đã cấm đường. Hàng nghìn người đã ngồi lên các thảm cỏ, ghế đá, cột cờ ở khu vực này để chờ xem pháo hoa.
Người dân ngồi lên các thảm cỏ ở bến Bạch Đằng chờ xem pháo hoa. Video: Quỳnh Trần - Minh Trịnh
Nhiều bạn trẻ ngồi ở khu vực bến Bạch Đằng chờ xem pháo hoa. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó các tuyến đường trung tâm như, Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng. Phố đi bộ Nguyễn Huệ Hàm Nghi cầu Khánh Hội đều đã đóng để cho người dân tập trung xem pháo hoa, dẫn đến tình trạng là ùn tắc cục bộ ở nhiều tuyến đường.
Tuyến đường Đồng Khởi dẫn vào phố đi bộ Nguyễn Huệ bị đóng. Phía xa là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần
Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), càng về tối, mưa thêm nặng hạt, nhưng lượng người đổ về Quảng trường 2/4 để xem chương trình countdown thêm đông. Nhiều người đội mưa, che dù để thưởng thức âm nhạc trong ngày cuối năm.
Dòng người tới quảng trường trung tâm Nha Trang xem countdown. Ảnh: Bùi Toàn
Các tuyến đường như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Thánh Tôn,.. dẫn về đường Trần Phú đông đúc các phương tiện, một số đoạn ùn ứ khoảng 200 m. Cảnh sát giao thông lập các chốt chặn, điều tiết giao thông.
Trâm Anh, 18 tuổi, cùng bạn chạy xe máy hơn 10 km từ huyện Diên Khánh đến TP Nha Trang để xem pháo và tham dự chương trình ca nhạc do một công ty tư nhân tổ chức.
"Không khí hôm nay khá đông, thời tiết có chút bất lợi nhưng em cảm thấy không hề khó chịu, hi vọng năm mới Nha Trang sẽ tổ chức thêm nhiều chương trình có quy mô hơn", Trâm Anh nói.
Nhiều bạn trẻ xem chương trình ca nhạc dưới mưa. Ảnh: Bùi Toàn
Khu vực tổ chức lễ Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới ở đại lộ Văn Tiến Dũng giao với Võ Nguyên Giáp đã chật kín người.
Dòng người đổ về khu vực diễn ra countdown. Ảnh: Võ Thạnh
Phần lớn bạn trẻ đến tham dự từ sớm. Ảnh: Võ Thạnh
Một số người phải leo lên cây để xem ca nhạc. Ảnh: Võ Thạnh
Dòng người tiếp tục đổ về xem countdown. Ảnh: Võ Thạnh
Biểu diễn ca nhạc trong lễ countdown Huế 2025. Video: Võ Thạnh
Hòa mình vào không khí đón năm mới ở khu phố Tây (TP Huế), cô Neive, 20 tuổi đến từ xứ Wales cho hay, đây là năm đầu tiên cô đón năm mới tại Việt Nam. Cô cảm thấy thích Việt Nam và thấy Việt Nam tổ chức đón năm mới rất đẹp. Những ngày sống và du lịch tại Huế, tôi thấy rất vui khi đường phố được trang trí rực rỡ.
Cô Neive, 20 tuổi cho biết rất vui khi đón năm mới ở Việt Nam. Ảnh: Võ Thạnh
Đoàn du khách đến từ Australia thưởng thức món ăn và đón năm mới ở nhà hàng trên đường Võ Thị Sáu. Ảnh: Võ Thạnh
Hàng nghìn người tập trung ở sân khấu trên đường Nguyễn Huệ xem ca nhạc. Ảnh: Quỳnh Trần
Nhiều người chọn vị trí trên cao xe ca biểu diễn âm nhạc. Ảnh: Quỳnh Trần
Vương Hiếu (áo trắng), quận 4 cùng nhóm bạn xem countdown từ tầng 8 một toà nhà trên phố đi bộ. Đây là lần đầu tiên anh Hiếu tham gia chương trình đếm ngược ở trên phố đi bộ và anh thấy rất là háo hức. Để tham gia được hoạt động này, anh đã phải đi từ trưa để có thể giữ được vị trí ở tòa nhà này để có thể tham gia được hoạt động chào năm mới.
Xe cấp cứu và trung tâm y tế dã chiến được huy động ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Những lần đón năm mới trước đã từng có người ngất xỉu do dòng người tập trung ở đây quá đông. Ảnh: Quỳnh Trần
Biển người trên phố Nguyễn Huệ lúc 20h30. Video: Quỳnh Trần - Minh Trịnh
Sân khấu trước Nhà hát thành phố. Ảnh: Lê Tân
Một em nhỏ được người nhà cõng xem ca nhạc. Ảnh: Lê Tân
Người dân không có vé mời sẽ đứng sau hàng rào xung quanh quảng trường để xem chương trình. Để chọn được chỗ đẹp, nhiều người không ngại đi sớm, đứng lâu. Ảnh: Lê Tân
Biểu diễn cà kheo trước Nhà hát thành phố. Video: Lê Tân
Để có được vị trí quan sát tốt xem biểu diễn nghệ thuật tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội đã có mặt từ sớm.
"Mình rất vui khi có được một vị trí đứng thuận lợi, để có vị trí này mình đã phải di chuyển trước thời gian diễn ra sự kiện 3 giờ" bạn Trần Thị Hương, 20 tuổi ở quận Cầu Giấy nói.
Trần Thị Hương (bên trái) cùng nhóm bạn xem countdown. Ảnh: Hoàng Giang
Hàng dài người trên phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải đứng ngoài hàng rào do không có vé. Ảnh: Hoàng Giang
Lượng người dân xa xe cộ đổ về khu vực trung tâm quận Ninh Kiều rất đông trên các tuyến đường như 30 tháng 4, đại lộ Hoà Bình, Nguyễn Trãi, Ba Tháng Hai, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Trần Văn Khéo, Lê Lợi, Hai Bà Trưng... Lực lượng cảnh sát giao thông được huy động để điều tiết phân luồng, tránh ùn tắc tại các khu vực đông đúc trên đại lộ Hoà Bình, đầu đường Nguyễn Trãi, các tuyến đường xuống Bến Ninh Kiều, công viên sông Hậu.
Trung tâm TP Cần Thơ được trang hoàng để đón năm mới. Ảnh: Huy Phong
Lái ôtô chở vợ con từ huyện Cờ Đỏ lên trung tâm Cần Thơ vui chơi, mừng năm mới, ông Trần Văn Năm (55 tuổi) phấn khởi nói hạ tầng giao thông của thành phố ngày càng được đầu tư xây dựng kết nối và khang trang. Từ huyện Cờ Đỏ đi theo đường tỉnh 922 mới xây dựng rất thông thoáng rồi vào quốc lộ 91 B về quận Ninh Kiều khoảng 50 phút, giảm gần 30 phút và 15 km so với đi đường vòng chật hẹp, phương tiện rất đông.
Các em nhỏ biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Ảnh: Huy Phong
"Liên tục hai năm liền lúa trúng mùa được giá cao, 7.800-10.000 đồng mỗi kg, cộng với việc áp dụng cơ giới hoá tối đa nên với 3 ha đất ruộng, tôi thu lợi nhuận mỗi năm trên 600 triệu đồng", ông Năm nói và cho biết hồi giữa năm đã tranh thủ đi học, thi đậu bằng lái ô tô rồi mua xe bán tải vừa phục vụ chở gia đình đi chơi vừa chở được vật tư, máy móc phục vụ trồng lúa.
Ông mong việc điều hành xuất khẩu gạo được tiếp tục duy trì tốt, không còn cảnh trúng mùa mất giá, để nông dân trồng lúa có thu nhập cao, làm giàu trên mảnh đất của mình.
Sau gần ba năm khai thác, cầu Ba Son nối quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm được lắp hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, tạo điểm nhấn trên sông Sài Gòn, mừng năm mới 2025, thu hút đông đảo người dân.
Hàng nghìn người tập trung ở cầu Ba Son xem biểu diễn ca nhạc. Ảnh: An Khương
Gia đình bạn Trần Nguyễn Kim Anh (21 tuổi) gồm hơn 10 người, lần đầu đi countdown tại công viên bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức). Ảnh: An Khương
Khách nước ngoài tham dự lễ hội giao thừa ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: Thanh Tùng
Giới trẻ đứng từ sớm ở đường Nguyễn Huệ các ngôi sao nổi tiếng biểu diễn ở countdown. Ảnh: Thanh Tùng
Hàng nghìn bạn trẻ có mặt tại khu fanzone ngay sát sân khấu để chờ thần tượng của mình trình diễn. Vé tại khu vực fanzone được phát giới hạn nên các bạn trẻ muốn có tấm vé trên tay phải tham gia minigame trong cộng đồng fan của ca sĩ.
Các bạn trẻ chờ đợi xem biểu diễn ca nhạc. Ảnh: Hoàng Giang
Dòng người di chuyển trên đường Lý Thái Tổ hướng về quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ảnh: Hoàng Giang
Bà Trịnh Thị Liên, 62 tuổi (bên trái) đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội từ 5h sáng ngày 31/12 để tham dự chương trình. "Đây là năm thứ 3 liên tiếp tôi tham gia chương trình đếm ngược đến thời khắc năm mới ở Hà Nội, không khí ở đây năm nào cũng rất sôi động". Ảnh: Hoàng Giang
Đêm cuối cùng của năm, thời tiết ở Thừa Thiên Huế hơi se lạnh, không mưa như những ngày trước. Thời tiết đẹp, nhiều người dân đổ về khu vực các quán ăn, nhà hàng ở khu vực phố Tây ở đường Võ Thị Sáu, Chu Văn An... ăn uống vui chơi. Một số nhà hàng còn tổ chức các chương trình và quà tặng cho du khách.
Năm nay, Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới sẽ được tổ chức ở đại lộ Văn Tiến Dũng giao với Võ Nguyên Giáp. Chương trình dự kiến thu hút sự tham gia khoảng 30.000-40.000 khán giả là người dân địa phương và khách du lịch. Đây cũng là chương trình nghệ thuật tổng hợp khép lại chuỗi sự kiện lễ hội Festival Huế 2024, khởi đầu cho các sự kiện văn hóa trong năm 2025, mở ra "kỷ nguyên mới" cho Huế khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025.
Người dân và khách du lịch đổ ra đường chào đón năm mới. Ảnh: Võ Thạnh
Phần Chào năm mới 2025 với nhiều bài nhạc hiện đại, trẻ trung và sôi động với sự góp mặt của các ca sĩ tên tuổi với những bản hit đang thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, như Isaac, Mono, DJ Trang Moon, Pay...
Đông nghịt người tập trung tại phố đi bộ chờ tham gia hoạt động countdown. Ảnh: Quỳnh Trần
Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài hơn 670 m, bắt đầu từ trụ sở UBND TP HCM đến công viên Bạch Đằng và cắt qua một số con đường như: Lê Lợi, Tôn Thất Đạm, Ngô Đức Kế, Hải Triều. Tuyến phố thường là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn của thành phố.
Thời tiết quanh hồ Hoàn Kiếm mát mẻ, nhiệt độ khoảng 18-20 độ C. Quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm người dân bắt đầu đã tập trung tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nơi sẽ diễn ra một sự kiện âm nhạc lớn.
Một biểu tượng năm 2025 được dựng bên hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoàng Giang.
Rất đông bạn trẻ có mặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - nơi diễn ra nhiều sự kiện chào mừng năm mới. Ảnh: Thanh Tùng
Màn trình diễn âm nhạc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: Thanh Tùng
Theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải TP HCM để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân vui chơi, đón năm mới 2025, đêm nay tàu Metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ tăng 20 chuyến, chạy đến 23h, dài hơn một tiếng so với lịch trình hàng ngày. Tần suất giãn cách mỗi chuyến trong thời gian cao điểm 8 phút, các khung giờ khác từ 10 đến 12 phút.
Khách chờ đi Metro ở ga trung tâm Bến Thành. Ảnh: Quỳnh Trần
Ngày 1/1, ngoài 200 chuyến theo lịch trình bình thường, metro được tăng cường thêm 14 chuyến trong thời gian 0h30 đến 2h. Sau đó, từ 5h tới 22h, tàu điện hoạt động như kế hoạch hàng ngày.
Trong đó, chiều đi từ ga Bến Thành về Suối Tiên, chuyến đầu tiên sẽ chạy lúc 0h30, chuyến cuối lúc 2h, giãn cách 8 phút mỗi chuyến. Chiều ngược lại, chuyến đầu khởi hành khoảng 1h tại ga Bến xe Suối Tiên, chuyến cuối cùng khoảng 1h30, thời gian giãn cách 8 phút mỗi chuyến.
Sau 3 năm không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch (từ 2021), 0h đêm nay Thủ đô sẽ thực hiện tại 5 điểm ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh.
Thành phố Hà Nội cũng tổ chức lễ hội âm nhạc chào năm mới (countdown) vào tối 31/12 tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và Cách mạng tháng tám.
Chào mừng năm mới 2025, pháo hoa cũng sẽ được bắn tại 3 điểm ở TP HCM, gồm: đầu hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, TP Thủ Đức), Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11 và Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức).
Ngoài pháo hoa, chương trình Countdown sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bến Bạch Đằng.
Từ 19h, lượng người đổ về khu trung tâm thành phố bắt đầu đông dần. Nhiều tuyến đường như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa... ùn tắc kéo dài. Người dân gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Không chỉ ùn tắc, nhiều điểm giữ xe máy gần phố đi bộ đã kín chỗ, không nhận thêm xe.
Kẹt xe trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, trong đêm 31/12, khu vực trung tâm TP HCM trời mát mẻ nhiệt độ buổi tối 23-24 độ C.
Dòng xe đổ về hầm Thủ Thiêm để vào trung tâm quận 1 khiến đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, ùn tắc. Ảnh: Gia Minh
TPO - Chiều 31/12, đông đảo người dân từ khắp nơi đã nườm nượp đổ về phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) để vui chơi, chờ đến khoảnh khắc giao thừa. Nhiều nhóm...
Nguồn: [Link nguồn]
-31/12/2024 19:30 PM (GMT+7)