Người cách ly vì Covid-19: “Các bác sĩ vất vả nhiều rồi…”
Chia tay khu cách ly để trở về nhà, nhiều người đã gửi lời cảm ơn và cho biết sẽ nhớ mãi sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ.
Một góc bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi.
Trong “cuộc chiến” với dịch bệnh Covid-19, những trường hợp trở về từ vùng dịch (từ 0h ngày 21/3, áp dụng cho mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam) hoặc có tiếp xúc với người nhiễm SAR-CoV-2 đều sẽ được cách ly y tế để kiểm tra, theo dõi sức khỏe 14 ngày. Tùy vào tình hình thực tế và tình trạng của mỗi người, ngành y tế sẽ phân loại người cách ly vào khu vực phù hợp.
Các y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm và cán bộ hậu cần luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Dù là nơi nào - khu cách ly y tế của quận/huyện hay thành phố, người cách ly luôn được đảm bảo tốt nhất về đời sống vật chất lẫn tinh thần, được cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết và các bữa ăn miễn phí. Chính vì lẽ đó cùng với sự quan tâm, chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, quân nhân, sau 14 ngày cách ly theo quy định, nhiều người đã không giấu được cảm xúc, nhắn gửi rất nhiều điều ngọt ngào trong phiếu khảo sát.
Lời nhắn gửi ngọt ngào của người cách ly.
“Em cảm thấy rất may mắn và biết ơn khi được đưa vào cách ly tại bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi. Các y bác sĩ rất nhiệt huyết và tận tâm chăm sóc cho chúng em. Các quân nhân rất tâm huyết, quan tâm, chăm sóc cho chúng em. Em thay mặt phòng số 7 gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh, chị. Chúc anh chị sức khỏe và thật nhiều niềm vui trong cuộc sống. Mọi người mãi là những người anh hùng thầm lặng trong lòng chúng em”, cảm xúc của một người cách ly tại bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi.
Một người khác thì viết lời cảm ơn kèm nét vẽ khuôn mặt cười dí dỏm: “Em cảm thấy trong những ngày qua, các y bác sĩ chăm sóc tận tình. Một ngày ăn 3 bữa đầy đủ chất dinh dưỡng. Các anh bộ đội, quân nhân rất tâm huyết chăm sóc các bạn cách ly. Cảm ơn các anh, chị rất nhiều! Cảm ơn các anh chiến sĩ, bộ đội đã chăm sóc tụi em. Nhờ đó những ngày tháng cách ly không còn buồn như mọi người lầm tưởng, đó là những ngày tháng vô cùng ý nghĩa. Cố lên các anh quân nhân, chiến sĩ, bác sĩ,…”.
Chia sẻ của đại diện nhóm nhân viên Vietnam Airlines.
“Cảm ơn các anh chị bác sĩ, anh chị điều dưỡng và các anh bộ đội đã chăm sóc, hỗ trợ chúng em. Tổ tiếp viên và tổ phi công Vietnam Airlines xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả các anh chị luôn vui vẻ, đầy nhiệt huyết để giúp đỡ tất cả mọi người”, đại diện một nhóm nhân viên của Vietnam Airlines gửi lời cảm ơn với hình ảnh trái tim.
“Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm của các bác sĩ bệnh viện dã chiến Củ Chi. Các bác sĩ vất vả nhiều rồi…”, dù ngắn gọn nhưng dòng chia sẻ của người này phần nào khiến mọi người hiểu hơn về đội ngũ y bác sĩ đang gồng mình chống dịch Covid-19.
“Các bác sĩ vất vả nhiều rồi…”.
Cũng trong phiếu khảo sát trước khi trở về nhà sau 14 ngày cách ly nếu sức khỏe ổn định, mỗi người sẽ phải trả lời 6 câu hỏi về những kiến thức cơ bản cần có để trở thành một “tuyên truyền viên” trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng. Cụ thể, 6 câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SAR-CoV-2 gây ra lây truyền qua đường nào? A. Đường hô hấp: Qua chất tiết đường hô hấp của người bệnh. B. Gián tiếp qua bàn tay với đồ vật bị nhiễm virus, sau đó đưa vào mắt, mũi, miệng. C. Virus bay lơ lửng trong không khí, vô tình hít phải sẽ mắc bệnh. D. Câu (A) và (B) đúng. Câu hỏi 2: Các triệu chứng của Covid-19: A. Triệu chứng xuất hiện sau 2 - 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh. B. Triệu chứng có thể là: Sốt, ho, khó thở,… C. Có thể diễn tiến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong. D. Tất cả đều đúng. Câu hỏi 3: Khi ho, hắt hơi cần: A. Sử dụng khăn giấy che mũi, miệng, sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. B. Nếu không có khăn giấy, sử dụng lòng bàn tay. C. Nếu không có khăn giấy, sử dụng khuỷu tay, tay áo. D. Câu (A) và (C) đúng. Câu hỏi 4: Nếu bị sốt, ho, bạn phải làm gì? A. Phải đeo khẩu trang y tế và đến khám tại cơ sở y tế gần nhất. B. Không cần phải kiêng đi du lịch, miễn không đến Trung Quốc và Hàn Quốc là được. C. Tới nơi đông người. D. Tiếp xúc gần với người khác. Câu hỏi 5: Khi nào cần đeo khẩu trang? A. Có dấu hiệu: Sốt, ho, khó thở,… B. Có tiếp xúc với người mắc bệnh về viêm đường hô hấp. C. Đến nơi công cộng, đông người. D. Tất cả đều đúng. Câu hỏi 6: Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách: A. Có thể sử dụng nhiều lần, bằng cách giặt dùng lại. B. Mặt sậm bên trong, mặt trắng bên ngoài. C. Gọng kim loại để dưới cằm vì để lên mũi bóp khít sẽ khó thở. D. Có thể kéo khẩu trang xuống cằm để ăn hay nói chuyện. E. Không chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang: Cầm dây đeo để tháo khẩu trang; rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn sau khi tháo khẩu trang. |
TP.HCM đang còn cách ly hơn 6.000 người vì dịch Covid-19
Khu cách ly của thành phố tại quận 12. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính tới 8h sáng 21/3, tổng số trường hợp nhiễm Covid-19 trên địa bàn là 17 (không tính 3 trường hợp đã xuất viện trước ngày 21/2). Sức khỏe của 17 bệnh nhân hiện tại ổn định, tiếp tục được điều trị, theo dõi. Tổng số trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mới nói trên và đang được theo dõi đến ngày 21/3, là 798 trường hợp, trong đó tổng số trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 là 216 trường hợp (203 trường hợp đã có kết quả âm tính, 13 trường hợp đang đợi kết quả). Về tình hình cách ly trên địa bàn, TP.HCM đang còn cách ly 4.824 người tại các khu cách ly tập trung của thành phố, 543 người tại các cơ sở cách ly của quận/huyện và 703 người đang được cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Tổng cộng là 6.070 người. |
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Theo công bố của Bộ Y tế tối 20/3, bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 91 của Việt Nam là một phi công của Vietnam Airlines có quốc...
Nguồn: [Link nguồn]