Ngôi chùa hơn nửa thế kỷ “không nhang khói” ở Sài Gòn
Hơn 50 năm qua, ngôi chùa “không nhang khói” ở Sài Gòn thu hút rất nhiều người dân, Phật tử đến thăm quan vì có khuôn viên rộng cùng vẻ đẹp độc đáo.
Chùa Bửu Long nằm trên đường Nguyễn Xiển (phường Long Bình, quận 9, TP.HCM) được xây dựng từ năm 1942.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) nằm trên ngọn đồi khuôn viên rộng 11ha và cách trung tâm TP.HCM hơn 20km. Điểm đặc biệt là ngôi chùa không bao giờ thắp nhang như các chùa ở hệ phái khác.
Hơn 10 năm trước, chùa được trùng tu, xây dựng thêm. Chùa có lối kiến trúc độc đáo đặc trưng của các chùa Ấn Độ, Thái Lan, pha lẫn một chút kiến trúc truyền thống của văn hóa Việt.
Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên chùa là bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng với diện tích rộng hơn 2.000m2, cao 70m.
Bảo tháp Gotama Cetiya có lối kiến trúc đối xứng, hài hòa. Bảo tháp có 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm với 7 tầng.
Các đỉnh tháp có màu vàng óng và cấu trúc giống chùa ở Thái Lan nên nhiều người dân hay gọi chùa Bửu Long là chùa Thái Lan.
Trong đỉnh của bảo tháp là nơi tôn thờ ngọc xá lợi Đức Phật và xá lợi chư Thánh Arahán. Bảo tháp mở cửa cho Phật tử và khách tham quan sáng từ 8 giờ đến 10 giờ; chiều 14 giờ đến 16 giờ.
Theo hệ Phật giáo nguyên thủy Nam tông nên trong chánh điện chùa không có bát nhang thắp hương và cũng không bao giờ thắp nhang như các chùa hệ phái khác, người dân, Phật tử chỉ đến cầu nguyện.
Trước bảo tháp có hồ bán nguyệt với nước xanh biêng biếc và có vòi phun nước hình rồng
Người dân, Phật tử đến chùa Bửu Long cảm nhận được một không gian thanh tịnh và yên bình với những tán cây xung quanh khuôn viên rợp bóng mát.
Chùa Bửu Long gần như tách biệt với không gian đô thị ồn ào, náo nhiệt dù cách trung tâm TP.HCM không xa. Ngôi chùa thường đông khách tham quan, chụp ảnh vào những ngày 1, 15 âm lịch và những ngày cuối tuần.
Đàn khỉ hoang gần 70 con nương náu ở chùa Tam Bảo, sống nhờ thức ăn mà du khách và người qua đường cho.