Nghiêm cấm công an đút tay túi quần khi làm nhiệm vụ
Công an không được đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.
Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo lần hai thông tư quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân (CAND), để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
Theo đó, dự thảo quy định về chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác; chế độ làm việc, công tác, chiến đấu, hội họp, huấn luyện, học tập, bảo mật, nghỉ ngơi; sử dụng trang phục; tư thế, lễ tiết, tác phong; nội vụ, vệ sinh công sở của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ CAND…
Công an không được đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ. Ảnh: TUYẾN PHAN
Không đeo kính đen, đút túi khi làm nhiệm vụ
Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ về bốn nhóm hành vi bị cấm đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng CAND.
Thứ nhất, công an không được đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.
Thứ hai, không được nhuộm tóc khác màu đen; móng tay, móng chân để dài và sơn màu. Cán bộ, chiến sĩ nam để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn (trừ trường hợp do đầu bị hói, bị bệnh lý theo chỉ định của Bác sĩ hoặc do yêu cầu nghiệp vụ phải cắt tóc ngắn); để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt.
Thứ ba, nghiêm cấm cán bộ công an ăn, uống ở hàng quán vỉa hè (trừ trường hợp do yêu cầu công tác cần xã hội hoá); uống rượu, bia và các chất có cồn trong ngày làm việc, ngày trực; uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi; sử dụng chất gây nghiện trái phép; hút thuốc khi làm nhiệm vụ, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và ở những nơi có quy định cấm.
Thứ tư, cấm đánh bạc dưới mọi hình thức; mê tín, bói toán; lập bàn thờ, để bát hương; thắp hương trong hội trường, phòng họp, phòng khách, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị công an (trừ khi tổ chức lễ tang).
Không được sách nhiễu, gây phiền hà
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ về các tiêu chí ứng xử của lực lượng CAND khi giao tiếp với nhân dân.
Cụ thể, khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, công an phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của lực lượng Công an nhân dân; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không sách nhiễu, gây phiền hà.
Khi sinh hoạt ở gia đình, nơi cư trú và những nơi khác, công an phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đoàn kết với nhân dân nơi cư trú; trong quan hệ gia đình phải hiếu thảo, bình đẳng, hòa thuận, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Đối với các đối tượng vi phạm pháp luật, khi tiếp xúc, công an phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm.
Khi giao tiếp qua các phương tiện thông tin, cán bộ, chiến sĩ công an phải giới thiệu tên và đơn vị của mình; ngôn ngữ giao tiếp phải đúng mực, lịch sự, rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, không dùng từ lóng.
Cùng với đó, nội dung trao đổi phải ngắn gọn, tập trung vào công việc; không tiện trả lời thì nói lời xin lỗi, không đột ngột ngắt cuộc trao đổi; thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình trao đổi thông tin”; kết thúc cuộc trao đổi bằng lời chào hoặc cảm ơn.
CSGT TP Hà Nội nghiêm cấm việc truy đuổi người vi phạm, trừ các trường hợp có dấu hiệu tội phạm hoặc có nguy cơ gây...