"Nghẹt thở" vì bê tông, nhà kính nên hễ mưa to Đà Lạt lại ngập

Sự kiện: 24h vạn dặm

Đà Lạt bước vào kỳ nghỉ lễ 2/9 với mưa to và ngập lụt, điều không phải mới xảy ra lần đầu. Các kiến trúc sư và chuyên gia về môi trường cho rằng, nguyên nhân là do mật độ xây dựng quá dày, phá vỡ quy hoạch, thiếu không gian cho việc thoát nước.

Ô tô ''lội nước'' trên đường phố Đà Lạt

Ô tô ''lội nước'' trên đường phố Đà Lạt

Ngày 2/9, lý giải nguyên nhân về tình trạng nhiều khu vực ở TP. Đà Lạt bị ngập lụt mỗi khi có mưa lớn, KTS Nguyễn Hồ, Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư TPHCM, cho biết: Diện tích bê tông hóa quá lớn như hiện nay khiến thành phố này không còn là “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”.

Bê tông hóa khu vực trung tâm thành phố

Bê tông hóa khu vực trung tâm thành phố

Hệ thống thoát nước tuy được cải tạo và làm mới một số chỗ nhưng không đáp ứng được công suất mới của hạ tầng. Cùng với độ dốc lớn của địa hình phố núi khiến nước thoát xuống nhanh mà một khi nước dồn về một chỗ quá lớn sẽ không có cống nào thoát kịp.

Nước suối dâng cao, tràn vào khu dân cư

Nước suối dâng cao, tràn vào khu dân cư

Các chuyên gia về môi trường cho rằng, xây dựng nhà kính, nhà lưới tràn lan và cứng hoá vỉa hè khiến hệ số thấm nước mưa ở những chỗ này gần như bằng 0. Đó là chưa kể lượng rác thải dân dụng và rác thải nông nghiệp vứt bừa bãi khiến cống rãnh bị đầy ứ, tắc nghẽn.

Người dân dọn rác để khơi thông dòng chảy cho suối

Người dân dọn rác để khơi thông dòng chảy cho suối

Giải pháp cho vấn đề này, KTS Nguyễn Hồ hiến kế, phải luật hóa việc trả lại thể tích thấm hút nước tự nhiên đối với các cơ sở sử dụng nhà kính bằng cách xây dựng lắp đặt các bể chứa có thiết bị thoát nước chậm tương ứng với diện tích chiếm đất của nhà kính.

Nhà kính dày đặc ở Đà Lạt

Nhà kính dày đặc ở Đà Lạt

Theo các chuyên gia quy hoạch, về vấn đề này, vai trò điều phối, quản lý đô thị của địa phương rất quan trọng. Những nhà quản lý phải có cái nhìn tổng thể chứ không chỉ dừng cục bộ ở dự án, để có kịch bản thích hợp ứng phó khi xảy ra mưa lớn.

Mặt khác, làm sạch, phục hồi, mở rộng hệ thống cống thoát nước, nạo vét để tăng thể tích các hồ chứa tự nhiên và nhân tạo; giải quyết tình trạng cứng hoá vỉa hè bằng các biện pháp như tạo thảm cỏ, tiểu cảnh, vườn hoa, các vật liệu thấm hút tại vị trí lối đi...

Một số kiến trúc sư khác cũng cho rằng đang có sự phát triển thiếu bền vững ở nội ô TP. Đà Lạt: Bê tông hóa dày đặc làm thu hẹp không gian xanh, không gian nước, dẫn đến tình trạng ngập lụt sau mưa lớn ở nhiều khu vực. Không gian nước bao gồm hồ điều tiết, kênh mương và những khu vực dành cho cây xanh để thấm hút nước.

Như Tiền Phong đã đưa tin, sau cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ vào chiều hôm qua (ngày 1/9), nhiều tuyến phố và khu dân cư ở TP. Đà Lạt bị ngập sâu trong làn nước đục ngầu, rác nổi lềnh bềnh.

Đường Phan Đình Phùng bị ngập lụt vào chiều 1/9

Đường Phan Đình Phùng bị ngập lụt vào chiều 1/9

Bị ngập nặng nhất là các khu dân cư dọc suối Phan Đình Phùng, suối Cam Ly cùng các tuyến phố Trạng Trình, Ngô Văn Sở, Trương Văn Hoàn, Tô Ngọc Vân đường, Cách Mạng Tháng Tám...

Đặc biệt, tuyến đường Phan Đình Phùng, nơi có nhiều hàng quán, khách sạn… bị ngập sâu khiến du khách và người dân địa phương bì bõm lội nước, nhiều chiếc xe bị hỏng vì ngập sâu trong nước thời gian dài.

Nước đột ngột tràn vào nhà khiến người dân không kịp trở tay

Nước đột ngột tràn vào nhà khiến người dân không kịp trở tay

Điều đáng nói, tình trạng hễ mưa lớn là ngập lụt đã xảy ra nhiều năm nhưng các nhà quản lý đô thị vẫn chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Nước ngập ngang người, ô tô, xe máy “bơi” ở phố núi Đà Lạt

Một trận mưa lớn diễn ra đã khiến nhiều điểm tại TP Đà Lạt ngập nặng, nhiều đoạn phố biến thành “sông”, ô tô, xe máy không di chuyển được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Anh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN