Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt

Bắt đầu từ hôm nay, 10.4, chính thức xử phạt các trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi đi trên xe máy, xe đạp điện. Nhưng nhiều người vẫn vô tư vi phạm.

Tại Hà Nội, sáng 10.4, Phòng CSGT thành phố cho biết, sẽ huy động tất cả 15 đội ra quân ngày đầu xử phạt học sinh, phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Ngoài các tuyến đường có trường học, khu vui chơi giải trí, lực lượng cảnh sát sẽ xử lý vi phạm ở tất cả các nút giao thông trọng điểm khác trên địa bàn thành phố.

Dù quy định xử phạt đã được thông báo từ trước đó nhưng nhiều học sinh, phụ huynh vẫn bất ngờ khi bị xử phạt.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 1


Một phụ huynh bị Đội CSGT số 2 xử lý vì không đội mũ cho con em khi tham gia giao thông 

Theo thông tin từ Đội CSGT số 2, tính riêng tổ công tác làm nhiệm vụ trên đường Thụy Khuê (cạnh cổng trường THCS Chu Văn An) xử lý tổng cộng 15 trường hợp. Trong đó, có 6 phụ huynh chở học sinh đến trường không đội mũ bảo hiểm, 8 trường hợp học sinh, sinh viên đi xe đạp điện không mang mũ, 1 trường hợp học sinh đi xe máy không mang mũ bảo hiểm.

“Qua theo dõi hôm nay (10.4) chúng tôi nhận thấy, hơn 90% phụ huynh, học sinh, sinh viên đã chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cố tình không chấp hành thì chúng tôi kiên quyết xử lý. Họ đều viện dẫn lý do là “vội quá bỏ quên mũ ở nhà…”, Trung tá Nguyễn Như Quyết - Phó đội trưởng Đội CSGT số 2 cho biết.

Trung tá Quyết cũng chia sẻ, trong quá trình kiểm tra xử lý lực lượng CSGT vẫn có những khó khăn: “Nhiều trường vì nhiều phụ huynh đưa con em đến trường nhưng không đội mũ cho con, khi nhìn thấy lực lượng CSGT đứng cách xa khoảng 30 chục mét thì họ dừng xe để các con chạy vào trường hoặc quay đầu xe để tránh bị cảnh sát xử lý”.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 2

Chị Nguyễn Thị Hằng (Chương Dương Độ, Hà Nội) đưa con đến trường nhưng cả hai mẹ con không đội MBH. Bị yêu cầu chị dừng xe, chị phân trần là do vội quá nên quên mang mũ.

Trung tá Quyết cũng cho biết, trong quá trình xử lý đối với trẻ em không đội mũ, lực lượng CSGT sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định chính xác độ tuổi của các em trước khi đưa ra các biện pháp xử lý.

“Chúng tôi sẽ không căn cứ vào lô gô gắn trên đồng phục các em mặc mà xử lý. Để có biện pháp xử lý chính xác nhất, chúng tôi sẽ kết hợp với nhà trường và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh chính xác độ tuổi của các em”, trung tá Quyết nói.

Trung tá Quyết cũng cho hay, với những trường hợp học sinh, phụ huynh học sinh chở con em đến trường vi phạm không mang mũ bảo hiểm, cảnh sát sẽ gửi thông báo về nhà trường để nhà trường có biện pháp giáo dục.

Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết:  “Tất cả học sinh và phụ huynh nhà trường đã ký cam kết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì vậy những trường hợp nào vi phạm, nhà trường sẽ xem xét xử lý về hạnh kiểm. Ngoài ra, khi các học sinh rời khỏi trường sẽ có giám thị và lực lượng bảo vệ giám sát, nếu phát hiện học sinh nào đi xe đạp điện mà không mang mũ sẽ bị giữ lại và gọi điện yêu cầu phụ huynh mang mũ đến”, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 3


Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An 

Là phụ huynh có hai con đang theo học tại trường THSCS Chu Văn An, ông Đoàn Mạnh Hùng (50 tuổi, Yên Phụ, Tây Hồ) cho rằng, việc đội mũ bảo hiểm không đơn thuần là việc chấp hàng pháp luật mà còn là bảo vệ an toàn cho con em.

“Đội mũ là để đảm bảo an toàn tính mạng nên chẳng có lý do gì để mà chúng ta không đội. Nhà trường rồi lực lượng chức năng tuyên truyền giáo dục nhưng tôi cũng thường xuyên nhắc các cháu đội mũ mỗi khi tham gia giao thông”, ông Đoàn Mạnh Hùng chia sẻ.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 4
Nhiều học sinh vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện

Bị dừng xe lập biên bản ở ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung, em Đ.T.H.P (học sinh lớp 12, THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông) bật khóc: “Em vẫn mang mũ bảo hiểm nhưng nghĩ rằng đi đoạn gần không đội. Em rất sợ bị gửi thông báo về trường, em sẽ bị hạ hạnh kiểm”.

Cũng bị xử phạt, chị Lương Thị Thu Hằng cho biết: “Sáng nay tôi đưa 2 con đi học. Vì vội quá nên chỉ đội cho cháu lớn. Đã định sẽ lấy ngay mũ đội cho đứa nhỏ, thế nào lại quên mất...”
 
Thậm chí có phụ huynh còn cho biết dù đã mua mũ cho con nhưng do cảm thấy vướng víu nên quyết định cho cháu… đầu trần đến lớp.

Trong sáng 10.4, đội CSGT số 7 đã xử phạt 25 trường hợp vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Trong đó, 10 trường hợp là phụ huynh học sinh.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 5
Học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai cũng bị xử lý. Trường hợp này bị xử phạt 15.000đ và gửi thông báo về trường

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 6
Em D.N.A (học sinh lớp 11, THPT Trần Hưng Đạo, Hà Đông) bị phạt 75.000đ vì không đội mũ bảo hiểm

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 7
Nữ sinh Đ.T.H.P bật khóc khi bị CSGT xử phạt

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 8
Chị Phạm Thị Lương (SN1980, Văn Phú, Hà Đông) phải nộp phạt vì không đội mũ bảo hiểm cho con

Ghi nhận tại cổng trường THCS Chu Văn An (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn tình trạng phụ huynh đưa con đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm cho con với lý do vội quá hay nhà gần. Một số học sinh đi xe đạp điện vẫn vô tư để đầu trần đến trường. Khi bị yêu cầu dừng xe kiểm tra, những học sinh này lấy lý do mới gội đầu, dội mũ bảo hiểm sợ ngứa đầu.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 9
Tại đường Thụy Khuê, trước cổng trường THCS Chu Văn An, ngay từ sáng sớm, CSGT đứng kiểm tra và yêu cầu dừng xe với những trường hợp không đội MBH khi ngồi trên xe đạp điện, xe gắn máy khi tham gia giao thông.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 10
Hầu hết phụ huynh và học sinh đã có ý thức hơn trong việc chấp hành quy định

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 11
Tuy nhiên, một số trường hợp không chấp hành. CSGT cương quyết yêu cầu dừng xe, kiểm tra.
Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 12
Một học sinh lớp 9 THCS Chu Văn An đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Em cho biết do sáng gội đầu sớm nên ngại đội mũ đến trường. CSGT đã lập biên bản, xử phạt trường hợp này.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 13
Người vi phạm phải kí vào giấy cam kết và bị xử phạt

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 14
Có em không mang theo tiền phải gọi điện về cho bố mẹ ra nộp phạt

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 15
Cam kết không tái phạm

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 16
Trong buổi sáng, CSGT đã xử lý 6 trường hợp ngồi sau xe mô tô không đội MBH, giữ 4 xe đạp điện.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 17
Những trường hợp người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và đi ngược chiều, CSGT cương quyết yêu cầu dừng xe, kiểm tra.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 18
Do đã được tuyên truyền, nhắc nhở nên hầu hết các em học sinh đến trường đều chấp hành đúng quy định.

Tại TP.HCM:

Theo khảo sát của PV vào sáng 10.4 tại một số trường tiểu học trên địa bàn Q.10, rất nhiều trường hợp phụ huynh đưa trẻ đến trường với “đầu trần”.

Cá biệt còn có trường hợp cả phụ huynh và học sinh cùng không đội mũ, hoặc chở 4 tới trường. Tuy nhiên, trong sáng nay, tất cả các khu vực trên đều vắng bóng lực lượng chức năng.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 19
Một trường hợp chở 4 tới trường Tiểu học Tô Hiến Thành (P.15, Q.10), trong đó có 2 trẻ không đội mũ bảo hiểm 

Trao đổi với PV, Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt TP.HCM (PC67) cho biết, lực lượng CSGT vẫn thường xuyên tổ chức nhắc nhở, xử lý các trường hợp không đội mũ  bảo hiểm.

Về thông tin cao điểm xử phạt phụ huynh đưa trẻ tới trường mà không đội nón bảo hiểm, ông Trà nói: “TPHCM không tổ chức ngày cao điểm xử phạt. Thay vào đó, lực lượng CSGT sẽ thường xuyên và đều đặn tuần tra theo chuyên đề để xử lý vi phạm”.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 20
Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 21
Một số trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ trên 6 tuổi vào sáng 10.4 tại các trường tiểu học trên địa bàn Q.10, TP.HCM

Trong khoảng 10 phút (từ 6h50 đến 7h), quan sát tại Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (P.12, Q.10, TP.HCM), PV ghi nhận được hơn chục trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi.

Bắt chuyện với một phụ huynh vi phạm (xin giấu tên), người này cho biết nhà ở trong hẻm nên thấy đường đưa trẻ tới trường rất an toàn. “Tôi cũng chạy chậm, quan sát kỹ thì làm sao có chuyện gì được. Đội nón bảo hiểm chi cho phiền và cồng kềnh”, người này nói.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 22
Nhiều phụ huynh cho biết, người chở trẻ đi học và đón trẻ là khác nhau nên đành để trẻ mang mũ vào lớp học. 

Ngay lập tức, anh Nguyễn Viết Công, phụ huynh của em Nguyễn Hà Giang (học sinh lớp 1/6) phản bác: “Nói vậy sao được! Nhà gần hay xa cũng phải đội nón bảo hiểm đầy đủ chứ làm sao biết được sẽ không có chuyện gì xảy ra”.

Anh Công chia sẻ, nhà anh ở ngay trong hẻm bên nhưng vẫn đội nón đầy đủ cho con. Trước đó, khi đưa trẻ tới trường anh đã bị công an nhắc nhở, nên anh quyết định thay đổi thói quen.

“Cũng đúng thôi, thời gian này tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều. Lỡ may té thì còn có cái nón bảo vệ, chứ tới lúc bị chấn thương sọ não này kia rồi mới hối hận thì không kịp đâu”, anh Công nói.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 23
Em Thiện Nhân, học sinh lớp 3/3 - Trường Tiểu học Lê Đình Chinh đã tập thói quen đội mũ bảo hiểm từ khi học mầm non. 

Còn anh Vinh và vợ cùng đưa con gái đến trường với đầy đủ nón bảo hiểm thì nặng giọng hơn: “Gần với xa cái gì. Đã ra đường là phải đội mũ bảo hiểm. Không chỉ vì an toàn của tụi nhỏ mà còn tạo cho chúng thói quen sau này”.

Tại Đà Nẵng:

Tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, sáng 10.4, CSGT Đà Nẵng tổ chức 4 đội đứng tại các chốt ở các đường chính, có trường học. Ngoài ra CSGT còn tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở tất cả các nút giao thông trọng điểm khác trên địa bàn.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 24
Nhiều phụ huynh đưa con đến trường không đội mũ bảo hiểm đã bị xử phạt 

Trước đó, từ ngày 6-9.4, CSGT Đà Nẵng cũng đã tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh, học sinh về việc tuân thủ đội mũ bảo hiểm cho trẻ nhỏ và học sinh khi tham gia giao thông.

Ông Đặng Viết Khôi, Phó đội trưởng Đội Tuần tra Dẫn đoàn -CSGT Đà Nẵng cho biết, sáng ngày đầu tiên ra quân, tại khu vực trung tâm đã xử lý 60 trường hợp phụ huynh chở con đi học, và học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện.

Ngày đầu xử lý không đội MBH: Nữ sinh bật khóc khi bị phạt - 25
Phụ huynh chở con đi nhưng không đội mũ bảo hiểm vì không biết về quy định 

Ghi nhận của phóng viên trên địa bàn sáng 10.4, tình trạng phụ huynh đưa con đến trường không đội mũ bảo hiểm cho con, học sinh đi xe đạp điện để đầu trần vẫn diễn ra rất nhiều. Tại các điểm xử lý, phụ huynh hay học sinh khi được yêu cầu dừng xe đều nói lý do nhà gần, con không chịu đội mũ và nhiều người con ngỡ ngàng với quy định đội mũ bảo hiểm cho con...

Thượng uý Phạm Ngọc Thành, đội phó đội CSGT số 7 (Hà Nội) cho biết, theo quy định, người từ 16-18 tuổi được phép điều khiển xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện. Cảnh sát giao thông sẽ phạt tiền đối với những người này khi vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên mức phạt không quá 1/2 mức tiền áp dụng với người thành niên, 75.000đ/ trường hợp.
 

Phụ huynh lái môtô, xe gắn máy chở con em (đủ từ 16-18 tuổi) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đạt chuẩn, không đúng quy cách khi tham gia giao thông, thì ngoài phạt lái xe, người ngồi trên xe này cũng bị phạt (trừ người từ đủ 6-14 tuổi). Hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 100-200.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng cả đối với người điền khiển xe đạp điện (từ 16-18 tuổi). Học sinh đủ từ 14-16 tuổi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách sẽ bị phạt bằng hình thức cảnh cáo (không phạt tiền).

Đội phó đội CSGT số 7 cho biết thêm: “Hàng tuần, chúng tôi sẽ tổng kết gửi thông báo các vi phạm về Sở Giáo dục, thông báo về từng trường học và có biện pháp xử lý, giáo dục. Với các em học sinh, phụ huynh vi phạm trong sáng nay, chúng tôi vẫn tạo điều kiện để học sinh đến trường đúng giờ”.

Video: Ngày đầu xử phạt không đội MBH cho trẻ (Nguồn ANTV)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú - Ngọc Phạm - Tất Định - Kim Oanh- Mạnh Lực (Danviet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN