Ngày đầu thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng: Người Việt cẩn trọng, người nước ngoài thờ ơ
Tại các tuyến phố trung tâm của Hà Nội, quanh khu vực phố cổ Hà Nội, nơi khách du lịch thường qua lại, có rất nhiều người không đeo khẩu trang.
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu từ ngày 16/3/2020, công dân Việt Nam cũng như người nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...
Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên ngày hôm nay, tại các tuyến phố trung tâm của Hà Nội, quanh khu vực phố cổ Hà Nội, nơi khách du lịch thường qua lại, có rất nhiều người không đeo khẩu trang, gây tâm lý lo ngại cho người dân.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận thực tế mà phóng viên ghi nhận lại trong sáng nay tại Hà Nội :
Từ hôm nay (16/3), bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi đông người.
Thế nhưng xung quanh khu vực phố cổ Hà Nội, nơi khách du lịch thường qua lại, có rất nhiều du khách nước ngoài không đeo khẩu trang khi ra đường.
Một thanh niên không đeo khẩu trang trên tuyến phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Rất nhiều người nước ngoài không đeo khẩu trang tự nhiên đi lại, nói cười xung quanh Hồ Gươm mặc dù đã có thông báo về việc nghiêm túc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.
Hai vị khách nước ngoài không đeo khẩu trang trên phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhiều du khách nước ngoài không đeo khẩu trang khi đi lại đang gây tâm lý lo ngại cho người dân tại Hà Nội.
Trái lại, người dân tại Hà Nội lại rất nghiêm túc đeo khẩu trang khi ra đường.
Đa số hành khách đi xe bus đều mang khẩu trang.
Hai cụ già đeo khẩu trang khi ra bến xe Giáp Bát để bắt xe về Nam Định.
Mọi người đều có ý thức rất cao trong việc đảm bảo sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng.
Tại một siêu thị, rất nhiều khách hàng nghiêm túc đeo khẩu trang.
Những ngày này, số lượng khách đến siêu thị mua sắm giảm hẳn so với trước đây.
Một tài xế mang khẩu trang khá cẩn thận trước giờ nhận khách lên xe.
Một nhân viên trung tâm thương mại trên phố Nguyễn Chí Thanh đeo khẩu trang cẩn thận khi giao hàng cho khách.
Tại một trung tâm thương mại lớn trên phố Bà Triệu, bảo vệ chốt chặn tại điểm vào, chủ động đo thân nhiệt và nhắc nhở du khách đeo khẩu trang khi vào vui chơi mua sắm.
Ông Nguyễn Văn Hùng - tài xế xe ôm trên phố Trần Hưng Đạo chia sẻ: "Từ ngày dịch bệnh Covid-19 xảy ra, tôi thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cho chính bản thân mình và người thân trong gia đình".
Tại các điểm xe chờ xe bus, người dân rất nghiêm túc trong việc đeo khẩu trang trong lúc chờ xe.
Theo luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM), căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013 của Chính phủ: Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Hoặc sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch. Đồng quan điểm trên, luật sư Hoàng Tùng - Văn phòng luật sư Trung Hoà - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: Covid-19 là dịch bệnh được công bố toàn thế giới, tại Việt Nam đã được liệt vào danh sách nhóm A – nhóm dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi Chính phủ đưa ra yêu cầu phải đeo khẩu trang thì mọi người dân cần phải chấp hành nghiêm túc. Nếu người dân không đeo khẩu trang, không thực hiện theo yêu cầu thì có thể sẽ áp dụng chế tài như sau: Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. |
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Bộ Y tế cho biết, ngoài bệnh nhân người Anh, còn có thêm nữ bệnh nhân người Việt, 64 tuổi mắc Covid-19 cũng phải thở...
Nguồn: [Link nguồn]