Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét

Bất chấp sương mù dày đặc, nhiều người dân vẫn hành hương lên Yên Tử trong đêm cầu mong một năm nhiều sức khỏe và may mắn và bình an.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 1

 Hội xuân Yên Tử 2018 khai mạc vào ngày 25/2 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tuy nhiên ngay từ chiều 24/2, hàng vạn du khách đã đổ về di tích Yên Tử (Quảng Ninh) để du xuân, vãn cảnh cũng như cầu một năm nhiều sức khỏe và may mắn và bình an.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 2

 Nhiều người phải xếp thành hàng dài chờ đến lượt lên xe điện ra khu vực đi cáp treo. Năm nay Hội xuân Yên Tử được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Trúc Lâm, thuộc dự án khu trung tâm lễ hội Yên Tử.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 3

Nhiều du khách chọn đi bằng cáp treo thay vì đi bộ lên chùa Đồng. Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, núi Yên Tử không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp, nhiều chùa, am, tháp cổ mà còn bởi đây là một địa danh quan trọng trong bản đồ tâm linh của Việt Nam.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 4

Trong tối 24/2, bất chấp sương mù dày đặc, vạn người vẫn hành hương lên chùa Đồng trong đêm. Khu di tích Yên Tử được coi là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam” bởi sau khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên núi tu hành, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trải qua hơn 700 năm.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 5

 Tuy đã có cáp treo nhưng nhiều du khách thập phương vẫn chọn lối đi bộ leo đến chùa Đồng - ngôi chùa cao nhất trên đỉnh Yên Tử, để thể hiện "lòng thành" khi về đất Tổ.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 6

 Đến 20h tối, vẫn có hàng trăm du khách tiếp tục hành hương lên khu vực chùa Đồng dâng hương. Mưa nặng hạt trút xuống khiến nhiều du khách phải mặc áo mưa.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 7

 Du khách dâng hương tại khu vực chùa Đồng. Anh Vũ Tuấn Hùy (quê ở Hải Dương) cho biết, anh cùng với gia đình lên chùa Yên Tử từ chiều 24/2. “Đến chùa Yên Tử đã tối nhưng gia đình chúng tôi vẫn quyết định tiếp tục leo chùa Đồng dâng hương. Chúng tôi muốn thử cảm giác leo bộ lên chùa Đồng buổi đêm xem như thế nào. Dù hơi mệt nhưng các thành viên trong gia đình đều phẩn khởi khi về với “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”.

Ngàn người hành hương về Yên Tử trong đêm sương mù, giá rét - 8

Tượng Phật đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất châu Á với chiều cao 12,6 m, nặng khoảng 139 tấn, tọa trên đài sen bằng bê-tông cốt thép ốp đá điêu khắc, thể hiện sự thoát tục của Phật hoàng.

Ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý di tích Yên Tử cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân thập phương tới du xuân, trẩy hội đầu năm được an toàn, UBND tỉnh đã huy động hơn 100 cán bộ công an, CSGT, CSTT chốt trực từ đường quốc lộ vào khu di tích Yên Tử phân luồng phương tiện, chống trộm cắp, cướp giật.

 Theo ông Dũng, riêng ban quản lý di tích và đơn vị vận hành cáp treo huy động thường trực khoảng 200 cán bộ, nhân viên điều hành, hướng dẫn du khách hành hương, phối hợp với các đơn vị công an nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự toàn bộ khu vực núi Yên Tử. Năm 2017, quần thể di tích Yên Tử tiếp đón khoảng 1,5 triệu lượt du khách tới tham quan. 9 ngày đầu tháng giêng, khu quần thể di tích Yên Tử tiếp đón khoảng 200.000 lượt du khách tới du xuân, hành lễ.

Cận cảnh tượng Phật Hoàng lớn nhất VN trên núi Yên Tử

Bảo tượng được đúc bằng đồng nguyên khối có khối lượng 138 tấn, cao 12,6m với kinh phí đầu tư lên tới 75 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN