Ngắm kho cổ vật vô giá ở "làng Hoàng Sa"

Sự kiện: 24h vạn dặm

Cổ vật ở "làng Hoàng Sa" nhiều đến mức hầu như nhà nào ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng có.

Thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được mệnh danh là "làng Hoàng Sa" ở đất liền, bởi hầu như thanh niên, trai tráng ở đây khi lớn lên đều gắn bó với nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nghề lặn biển "cha truyền con nối" ít nơi nào sánh kịp, mà còn nổi tiếng bởi những kho cổ vật.

Rất nhiều đồ gốm có giá trị được trưng bày tại phòng khách ở nhà một ngư dân thôn Châu Thuận Biển

Rất nhiều đồ gốm có giá trị được trưng bày tại phòng khách ở nhà một ngư dân thôn Châu Thuận Biển

Người ta tính từ trước đến nay, riêng vùng biển xung quanh thôn Châu Thuận Biển có trên 10 chiếc tàu cổ bị đắm được phát hiện. Năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khai quật 2 xác con tàu đắm thu về hàng chục ngàn hiện vật.

Cổ vật người dân thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu trưng bày trong nhà

Cổ vật ở đây gồm bình, lọ, chén, đĩa gốm sứ có niên đại ít nhất cũng vài trăm năm, nhiều 700-800 năm, được người dân nhặt đem về trưng bày trong các góc nhà, tủ kính.

Ông Nguyễn Thanh Nam (60 tuổi, ngụ xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển) cho biết sở dĩ nhà nào cũng có cổ vật là những chén, đĩa, ly, bình như thế bởi đa phần đàn ông ở thôn đều trải qua nghề lặn biển.

Một chiếc đĩa ngư dân nhặt được lúc đi lặn biển

Một chiếc đĩa ngư dân nhặt được lúc đi lặn biển

"Nếu tính thời gian trong một năm, ngư dân ở thôn Châu Thuận Biển sống khoảng 2 tháng dưới nước. Cứ một ngày, trung bình có ít nhất 3-4 tiếng lặn dưới biển. Bởi thế, rất nhiều hang hốc dưới biển sâu hay xác những con tàu mấy trăm năm dưới biển chúng tôi đều gặp. Có rất nhiều loại cổ vật nhưng phần vì tâm linh, kiêng kỵ nên chúng tôi chỉ lấy về những thứ như chén, đĩa dùng trang trí trong nhà cho vui" - ông Nam nói.

Những hình ảnh về kho cổ vật được trưng bày trong nhiều nhà dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn:

Hầu như ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, nhà nào cũng sở hữu những cổ vật gốm sứ

Hầu như ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, nhà nào cũng sở hữu những cổ vật gốm sứ

Cổ vật được trưng bày trong tủ kính của nhà một ngư dân

Cổ vật được trưng bày trong tủ kính của nhà một ngư dân

Bộ sưu tập cổ vật khá đồ sộ

Bộ sưu tập cổ vật khá đồ sộ

Số ít những đồ gốm sứ có giá trị được trưng bày trong nhà một ngư dân

Số ít những đồ gốm sứ có giá trị được trưng bày trong nhà một ngư dân

Một góc tường phòng khách trưng bày những chiếc đĩa có niên đại 300-400 năm

Một góc tường phòng khách trưng bày những chiếc đĩa có niên đại 300-400 năm

Một mảnh gốm sứ được ngư dân nhặt được ở bờ biển

Một mảnh gốm sứ được ngư dân nhặt được ở bờ biển

Ngoài cổ vật, rất nhiều vỏ sò, ốc cũng được ngư dân trưng bày trong tủ kính

Ngoài cổ vật, rất nhiều vỏ sò, ốc cũng được ngư dân trưng bày trong tủ kính

Hơn 100 cổ vật từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn với hình tượng rồng trong cung đình, kiến trúc, tín ngưỡng, vật dụng sinh hoạt được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quận 1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TỬ TRỰC ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN