Ngắm đường Vành đai 2 trên cao tuyệt đẹp sắp thông xe
Tuyến đường Vành đai 2 trên cao của Hà Nội đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thành, dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán năm 2023.
Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Trong đó, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5km, điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài trên 3km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng.
Dự án nối liền 3 quận trung tâm gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, được khởi công từ năm 2018. Trong thời gian thi công bị gián đoạn nhiều lần do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đến nay nhà thầu đã hoàn thiện các công việc chính. Hệ thống điện, chiếu sáng, thoát nước và đảm bảo ATGT trên cao đang được gấp rút triển khai.
Đoạn từ cầu Vĩnh Tuy tới chợ Mơ hiện đã hoàn tất vạch kẻ đường, đang lắp đặt tấm chắn ồn, biển báo.
Cận cảnh vách chống ồn dọc tuyến giúp giảm tiếng ồn, đảm bảo chất lượng sống cho người dân sống 2 bên đường Vành đai 2 trên cao
Trong ảnh, công nhân đang hoàn thiện lắp tấm chống ồn trên lan can dọc hai bên đường với chiều dài 5km.
Các nhánh nối lên xuống tại các nút giao đã thi công nền, trải thảm nhựa. Nhiều vị trí các lô cốt, hàng rào tôn quây quanh công trường đã được tháo dỡ.
Công nhân, máy móc được huy động tối đa để khẩn trương hoàn thiện công trình trước Tết Nguyên đán 2023
Phía bên dưới tuyến đường trên cao cũng được nhà thầu nâng cấp, mở rộng
Hình ảnh nút giao thông 3 tầng tuyệt đẹp khi được khớp nối đồng bộ
Thời gian qua, toàn bộ trục đường từ Ngã Tư Sở đến lối lên cầu Vĩnh Tuy, cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra, gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Dự kiến sau khi dự án được thông xe cảnh tượng này sẽ giảm nhiệt.
Cần phải nói rằng, Vành đai 2 được xem là cao tốc đô thị của Hà Nội với lộ trình khép kín từ cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Láng - Cầu Giấy - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - cầu Đông Trù - Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - Nguyễn Văn Linh - Đàm Quang Trung và trở lại cầu Vĩnh Tuy. Vành đai có nhiều đoạn tuyến đi trên cao, cho phép phương tiện tránh được những khu vực ùn tắc, lưu thông với vận tốc cao ngay trong lòng đô thị trung tâm.
Hà Nội đang đẩy mạnh các thủ tục để triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng như tập trung nguồn vốn cho “siêu dự án này”. Vậy các tuyến vành đai còn lại...
Nguồn: [Link nguồn]