Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G

Mái nhà tranh, lũy tre làng, cây rơm…những hình ảnh đậm chất làng quê Việt Nam xuất hiện và đang dần hoàn thiện trên đường hoa Tết Đinh Dậu 2017.

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 1

Chỉ còn 3 ngày nữa đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 sẽ chính thức khai mạc, hiện những công đoạn thi công trên đường hoa đã cơ bản hoàn thành

Chiều ngày 22.1 (25 tháng Chạp) tại đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) hàng trăm công nhân đang hối hả làm việc để hoàn thành đường hoa đúng thời hạn, phục vụ Tết cho người dân. Theo ban tổ chức đường hoa sẽ phục vụ người dân TP và du khách trong 7 ngày từ 19h ngày 25.1 (28 tháng Chạp Âm lịch) đến 22h ngày 31.1 (Mùng 4 Tết).

Ghi nhận, các hạng mục chính của đường hoa đã hoàn thành, những tiểu cảnh còn lại đang được các công nhân hoàn chỉnh. Tại giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi với đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc, sum vầy, biểu tượng linh vật của năm Đinh Dậu được đặt ở vị trí trung tâm với gà trống cao 3.5m, gà mái cao 2.8m và 15 chú gà con cao 0.6m.

Đoạn giữa của đường hoa bụi tre, ao nước, mái nhà tranh, cây rơm, thuyền hoa... những đặc trưng của vùng quê Việt dân dã quen thuộc đã gần như hoàn tất. Đường hoa kết thúc với hình ảnh mai vàng khoe sắc thắm.

Đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 với chủ đề “Thành phố mang tên Bác – Khát vọng ngời sáng” trải dài từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng với tổng chiều dài khoảng 720m. Trong đó, đoạn đường từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác, Thành phố văn minh – hiện đại – nghĩa tình và Khát vọng ngời sáng.

Sau khi hoàn thành, đường hoa sẽ phục vụ người dân TP và du khách trong 7 ngày từ 19h ngày 25.1.2017 (28 tháng Chạp Âm lịch) đến 22h ngày 31.1.2017 (Mùng 4 Tết).

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Đinh Dậu 2017 là năm thứ 14 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại TPHCM.

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 2

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 3

Mở đầu đường hoa là đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc biểu tượng linh vật của năm Đinh Dậu được đặt ở vị trí trung tâm với gà trống cao 3.5m, gà mái cao 2.8m và 15 chú gà con cao 0.6m.

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 4

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 5

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 6

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 7

Rực rỡ sắc hoa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ trong những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 8

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 9 

 Những thuyền chở đầy ắp hoa được tái hiện trên đường hoa Tết

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 10

 Những chú gà được tạo hình cách điệu trên những chiếc xe đạp chở đầy giỏ hoa

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 11

 Những chiếc lọ lộc bình được lắp đặt trên đường hoa

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 12

Mâm ngũ quả khổng lồ nổi bật giữa đường hoa Tết Đinh Dậu

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 13

Trang trí đèn hoa trên những trụ tháp lớn

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 14

 Những quả trứng được trang trí trên đường hoa Nguyễn Huệ thể hiện một năm mới ấm no, sung túc

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 15

 Những chú gà được tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 16

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 17

Hình ảnh này gắn bó với làng quê Việt, mái nhà tranh, lũy tre, cây rơm cùng gà trống đứng trên cây rơm cất tiếng gáy

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 18

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 19

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 20

 Công nhân đang hoàn thành những công đoạn thi công cuối cùng trên đường hoa

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 21

Ngắm đường hoa Tết ở Sài Gòn trước giờ G - 22

Đường hoa sẽ khai mạc vào ngày 28 tháng Chạp đến ngày mùng 4 Tết

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN