Ngắm 2 tàu khu trục hiện đại của Hải quân Ấn Độ trên cảng Tiên Sa

Sự kiện: Nhịp sống 24h

2 tàu thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ là khu trục hạm tên lửa dẫn đường và khu trục hạm tàng hình đa năng đang ghé thăm xã giao TP Đà Nẵng.

Trưa 19-5, trên cảng Tiên Sa diễn ra lễ đón hai tàu thuộc biên chế Hải quân Ấn Độ thăm xã giao TP Đà Nẵng. Đón đoàn có đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng.

INS Delhi - Khu trục hạm tên lửa dẫn đường được thiết kế và chế tạo nội địa đầu tiên của Ấn Độ. Ảnh: TẤN VIỆT

INS Delhi - Khu trục hạm tên lửa dẫn đường được thiết kế và chế tạo nội địa đầu tiên của Ấn Độ. Ảnh: TẤN VIỆT

Phát biểu tại lễ đón, Chuẩn đô đốc Gurcharan Singh, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông của Hải quân Ấn Độ cho hay, hai tàu chiến tuyến đầu của Hải quân Ấn Độ có mặt tại cảng Tiên Sa là INS Delhi - Khu trục hạm tên lửa dẫn đường được thiết kế và chế tạo nội địa đầu tiên của Ấn Độ.

Chiếc còn lại là INS Satpura, một tàu khu trục tàng hình đa năng. Cả hai con tàu đều có khả năng vận hành các máy bay trực thăng đa chức năng và được trang bị một loạt vũ khí, cảm biến linh hoạt để phát hiện, vô hiệu hóa các mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước.

Đón đoàn có đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Đón đoàn có đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT

Theo ông Gurcharan Singh, Việt Nam - Ấn Độ đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022, đánh dấu mối quan hệ hữu nghị bền vững được thiết lập giữa hai nước vào năm 1972.

“Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đã được nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016 và hợp tác quốc phòng là một trụ cột quan trọng của mối quan hệ đối tác này”, vị chuẩn đô đốc nói.

Khí tài trên tàu INS Delhi. Ảnh: TẤN VIỆT

Khí tài trên tàu INS Delhi. Ảnh: TẤN VIỆT

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng đã ký kết Tầm nhìn chung về Hợp tác Quốc phòng đến năm 2030 giữa hai quốc gia. Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ hậu cần lẫn nhau cũng được ký kết nhằm đơn giản hóa quy trình hỗ trợ hậu cần qua lại.

Họng pháo trên tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: TẤN VIỆT

Họng pháo trên tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: TẤN VIỆT

Cả hai con tàu đều được trang bị một loạt vũ khí, cảm biến linh hoạt để phát hiện, vô hiệu hóa các mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước. Ảnh: TẤN VIỆT

Cả hai con tàu đều được trang bị một loạt vũ khí, cảm biến linh hoạt để phát hiện, vô hiệu hóa các mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước. Ảnh: TẤN VIỆT

Các tàu hải quân của Ấn Độ thường xuyên thăm các cảng của Việt Nam. Bốn tàu thuộc Hạm đội Miền Đông của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng TP.HCM vào năm ngoái theo hai nhóm.

“Trong quá trình di chuyển đến Đà Nẵng xinh đẹp này, cả hai tàu của chúng tôi đã tham gia Diễn tập Hàng hải ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên cùng với tàu của hải quân các nước ASEAN, trong đó có tàu Trần Hưng Đạo của Việt Nam”, ông Gurcharan Singh cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện chưa kể đón “quái vật biển cả” cập cảng Cái Mép

Để đón được tàu container Magrethe Maersk được mệnh danh “quái vật biển cả” cập cảng quốc tế Cái Mép, cơ quan chức năng đã phải “mất ăn mất ngủ"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TẤN VIỆT ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN