Nga, châu Âu sẽ thăm dò sao hỏa kỹ hơn NASA

Nga và châu Âu muốn khoan sâu xuống bề mặt sao Hỏa tới 2m, gấp 10 lần độ sâu mũi khoan của NASA, để thăm dò những dấu vết về sự hiện hữu của cuộc sống trên hành tinh này.

Nga và châu Âu hôm 15/3 ký thỏa thuận hợp tác thực hiện sứ mệnh thăm dò sao Hỏa để nối tiếp nghiên cứu của NASA.

Cơ quan vũ trụ của châu Âu muốn hợp tác với NASA để thực hiện sứ mệnh phóng 2 phi thuyền ExoMars lên sao Hỏa, nhưng sau đó mời Nga hợp tác vì Mỹ rút lui vì thiếu ngân sách.

Thông báo của châu Âu được đưa ra trong thời điểm robot thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA vừa tìm ra một số yếu tố cơ bản của sự sống trên sao Hỏa.

Nga, châu Âu sẽ thăm dò sao hỏa kỹ hơn NASA - 1

Curiosity vừa phát hiện ra các yếu tố hỗ trợ vi khuẩn phát triển trên sao Hỏa

Các nhà khoa học châu Âu nói rằng sứ mệnh gồm 2 giai đoạn sẽ được thực hiện vào năm 2016 và 2018, mở đường cho cái mà NASA gọi là “Chén Thánh” của sứ mệnh khám phá sao Hỏa: thực hiện thêm một chuyến đi để mang mẫu vật từ Hành tinh Đỏ về.

“Curiosity giúp ta học được một chút, ExoMars sẽ đưa chúng ta đi thêm một bước nữa, nhưng việc mang mẫu đất đá từ sao Hỏa về Trái đất có thể phục vụ phân tích thêm 10 -100 lần nữa”, Rolf Groot, giám đốc Văn phòng hợp tác khám phá bằng robot của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA), nói.

“Đó là mục tiêu mà ai cũng hướng tới khi theo đuổi mục tiêu khám phá sao Hỏa”.

Sứ mệnh của Nga và châu Âu hy vọng sẽ tìm ra kết quả xa hơn của NASA, với việc khoan sâu 2m xuống bề bặt thường xuyên phải hứng chịu phóng xạ của sao Hỏa.

“NASA đang khoan xuống, nhưng chỉ sâu 2cm. Câu chuyện của chúng tôi hoàn toàn khác”, Groot nói.

“Với việc khoan sâu 2m xuống mặt đất, hy vọng ExoMars sẽ phát hiện ra những phân tử đủ lớn để nói lên sự hiện hữu của cuộc sống từng có trên đó”.

Theo Groot, ExoMars sẽ được trang bị phòng thí nghiệm tiên tiến hơn nhiều so với của Curiosity, nên sẽ có khả năng thực hiện nhiều phân tích kỹ hơn.

Cơ quan vũ trụ của Nga Roskosmos sẽ cung cấp tên lửa để phóng ExoMars và cũng sẽ thiết kế module gốc và hệ thống hỗ trợ mặt đất.

Châu Âu mời Nga hợp tác sau khi NASA từ chối dự án 1,3 tỷ USD từ tháng 2/2012.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Quỳnh (theo Reuters) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN