Nét rêu phong, cổ kính của thành cổ 200 trăm năm giữa phố đi bộ ở ngoại thành Hà Nội
Thành cổ Sơn Tây là một công trình kiến trúc quân sự cổ, được xây dựng từ đá ong có một không hai ở Việt Nam, vào năm 1822 triều vua Minh Mạng. Sau khi con phố đi bộ thứ 4 đi vào hoạt động, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hơn nét độc đáo của Thành cổ này.
Nằm giữa thị xã Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, thành cổ Sơn Tây là một công trình kiến trúc cổ độc đáo nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 1822, năm Minh Mạng thứ 3.
Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long
Thành cổ Sơn Tây được xây bằng đá ong có tổng thể hình vuông mỗi chiều khoảng 400m, cao 5m, với tổng thể 16 ha.
Thành có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền, chính Bắc là cổng Hậu, hai cổng Tả và Hữu. Hai cổng Tiền và Hậu đều có cầu bắc qua hào nước dẫn vào cổng thành.
Điện Kính Thiên nơi được dùng làm lễ của nhà vua.
Điện Kính Thiên trong thành kết cầu theo lối 5 gian lợp ngói lưu ly.
Hào nước bao quanh thành được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.
Kỳ đài cao 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong .
Cổng tam quan thành (Đoan môn).
Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây với hai khẩu súng thần công còn sót lại.
Thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994.
Thành cổ Sơn Tây đã trở thành địa chỉ thú vị cho những người yêu thích khám phá lịch sử, là điểm tham quan hấp dẫn cho các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần bởi sự rêu phong, cổ kính và không gian bình yên nơi đây.
Sau khi con phố đi bộ thứ 4 đi vào hoạt động, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hơn nét độc đáo của thành cổ 200 năm bằng đá ong duy nhất tại Việt Nam này.
Nguồn: [Link nguồn]