Nét độc đáo trong ngôi nhà cổ gần 130 tuổi của “tiểu thư họ Trần” ở Bình Dương

Nhà cổ Trần Công Vàng gần 130 năm tuổi tại Bình Dương là di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hiếm hoi còn được lưu giữ, vừa là điểm tham quan vừa làm nơi thờ tự, sinh sống của một gia đình.

Nhà cổ mang tên Trần Công Vàng (số 21 Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) nằm ẩn sau dãy chợ Thủ. Ngôi nhà do ông Trần Văn Long xây dựng từ năm 1889 đến năm 1892 trên khu đất rộng 1.333 m2. Ngôi nhà có diện tích hơn 500 m2, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, đặc trưng của nhà truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.

Nhà cổ mang tên Trần Công Vàng (số 21 Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) nằm ẩn sau dãy chợ Thủ. Ngôi nhà do ông Trần Văn Long xây dựng từ năm 1889 đến năm 1892 trên khu đất rộng 1.333 m2. Ngôi nhà có diện tích hơn 500 m2, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, đặc trưng của nhà truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.

Công trình này được xem là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật hiếm hoi với tuổi đời hơn trăm năm đang có người ở. Sau khi được công nhận Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật năm 1993, ngôi nhà được trùng tu lại với quy mô lớn vào năm 2005. Quá trình trùng tu, toàn bộ ngôi nhà được các thợ lành nghề người Huế tháo ra, nâng nền lên cao thêm 40 cm, sau đó lắp lại nguyên bản ban đầu.

Công trình này được xem là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật hiếm hoi với tuổi đời hơn trăm năm đang có người ở. Sau khi được công nhận Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật năm 1993, ngôi nhà được trùng tu lại với quy mô lớn vào năm 2005. Quá trình trùng tu, toàn bộ ngôi nhà được các thợ lành nghề người Huế tháo ra, nâng nền lên cao thêm 40 cm, sau đó lắp lại nguyên bản ban đầu.

Ngôi nhà được lợp 3 lớp ngói âm dương, trong đó lớp cũ dưới cùng được che khít bởi hai lớp mới phía trên. Tại các mặt của ngôi nhà, lối ra vào được xây dựng rất thấp, hai cửa sổ phía trước vẫn còn giữ nguyên những tấm phiên bên ngoài, cửa bên trong móc lên trần. Đây là kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Việt Nam những thế kỷ trước.

Ngôi nhà được lợp 3 lớp ngói âm dương, trong đó lớp cũ dưới cùng được che khít bởi hai lớp mới phía trên. Tại các mặt của ngôi nhà, lối ra vào được xây dựng rất thấp, hai cửa sổ phía trước vẫn còn giữ nguyên những tấm phiên bên ngoài, cửa bên trong móc lên trần. Đây là kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Việt Nam những thế kỷ trước.

Nhà cổ gần 130 năm này có kết cấu 5 gian 2 chái, các thanh xà, cột, tấm gỗ đều được đục mộng, lắp ghép lại với nhau, không dùng đinh nhưng rất chắc chắn. 48 cây cột gỗ được lắp thành 6 hàng giữ toàn bộ khung từ trước ra sau nhà.

Nhà cổ gần 130 năm này có kết cấu 5 gian 2 chái, các thanh xà, cột, tấm gỗ đều được đục mộng, lắp ghép lại với nhau, không dùng đinh nhưng rất chắc chắn. 48 cây cột gỗ được lắp thành 6 hàng giữ toàn bộ khung từ trước ra sau nhà.

Khu vực gian chính có nhiều hạng mục được làm từ gỗ quý như sao, cẩm lai, quỳnh đường, mun… Hàng nghìn chi tiết lớn, nhỏ khác nhau được chạm khắc tinh xảo, lắp ghép thành các không gian sinh hoạt, thờ tự theo lối cổ truyền.

Khu vực gian chính có nhiều hạng mục được làm từ gỗ quý như sao, cẩm lai, quỳnh đường, mun… Hàng nghìn chi tiết lớn, nhỏ khác nhau được chạm khắc tinh xảo, lắp ghép thành các không gian sinh hoạt, thờ tự theo lối cổ truyền.

Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, với tinh thần đề cao việc thờ cúng tổ tiên, ngôi nhà có lối trang trí nội thất các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi bằng chữ Hán mang đậm triết lý nho giáo, thể hiện tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống dân tộc.

Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, với tinh thần đề cao việc thờ cúng tổ tiên, ngôi nhà có lối trang trí nội thất các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi bằng chữ Hán mang đậm triết lý nho giáo, thể hiện tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống dân tộc.

Những hình chạm trổ công phu trong ngôi nhà rất bắt mắt, mỗi thứ đều có nội dung, ý nghĩa khác nhau về truyền thống gia đình, những lời giáo huấn, đối nhân xử thế mà người xây dựng lên muốn gửi gắm những thế hệ sau. Căn nhà cổ này là địa điểm hiếm thấy khi vừa là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật vừa là nơi thờ tự, sinh sống của một gia đình.

Những hình chạm trổ công phu trong ngôi nhà rất bắt mắt, mỗi thứ đều có nội dung, ý nghĩa khác nhau về truyền thống gia đình, những lời giáo huấn, đối nhân xử thế mà người xây dựng lên muốn gửi gắm những thế hệ sau. Căn nhà cổ này là địa điểm hiếm thấy khi vừa là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật vừa là nơi thờ tự, sinh sống của một gia đình.

Phần trang trí nội thất của ngôi nhà cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài những câu đối được treo nhiều trong nhà, một số đồ trang trí bằng gỗ, gốm khác tại phòng tiếp khách cũng được sắp đặt đẹp mắt. Những đồ nội thất với nhiều bộ bàn ghế cổ trong ngôi nhà được các thế hệ của của gia đình sử dụng, gìn giữ nguyên vẹn qua hàng trăm năm.

Phần trang trí nội thất của ngôi nhà cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài những câu đối được treo nhiều trong nhà, một số đồ trang trí bằng gỗ, gốm khác tại phòng tiếp khách cũng được sắp đặt đẹp mắt. Những đồ nội thất với nhiều bộ bàn ghế cổ trong ngôi nhà được các thế hệ của của gia đình sử dụng, gìn giữ nguyên vẹn qua hàng trăm năm.

Hàng chục chiếc bàn, ghế, đôn, kệ được làm bằng gỗ quý, điêu khắc nhiều đường nét cầu kỳ, khảm trai tinh xảo vẫn giữ được nét đẹp vốn có qua thời gian.

Hàng chục chiếc bàn, ghế, đôn, kệ được làm bằng gỗ quý, điêu khắc nhiều đường nét cầu kỳ, khảm trai tinh xảo vẫn giữ được nét đẹp vốn có qua thời gian.

Sau khi cha là bác sĩ nha khoa Trần Công Vàng mất, bà Trần Thị Ánh Tuyết trở thành người thừa kế ngôi nhà cổ này. Người cháu đời thứ 5 thuộc hệ phái ông Trần Văn Long này thường được mọi người gọi vui với cái tên "tiểu thư họ Trần".

Sau khi cha là bác sĩ nha khoa Trần Công Vàng mất, bà Trần Thị Ánh Tuyết trở thành người thừa kế ngôi nhà cổ này. Người cháu đời thứ 5 thuộc hệ phái ông Trần Văn Long này thường được mọi người gọi vui với cái tên "tiểu thư họ Trần".

Nữ gia chủ cho biết cụ Trần Văn Long thuộc thế hệ thứ 5 của dòng họ Trần Công danh gia vọng tộc nổi tiếng ở đất Bình Dương. Ông tổ của bà Tuyết là nhóm người gắn kết lịch sử của vùng đất này với đội đóng thuyền thời chúa Nguyễn. Sau một thời gian chuyển sang nghề buôn bán gỗ, việc xây dựng ngôi nhà này với hai nhà cổ khác có phần dễ dàng hơn. Trong ảnh, phả đồ dòng họ Trần Công được khắc đá đặt trang trọng giữa không gian ngôi nhà.

Nữ gia chủ cho biết cụ Trần Văn Long thuộc thế hệ thứ 5 của dòng họ Trần Công danh gia vọng tộc nổi tiếng ở đất Bình Dương. Ông tổ của bà Tuyết là nhóm người gắn kết lịch sử của vùng đất này với đội đóng thuyền thời chúa Nguyễn. Sau một thời gian chuyển sang nghề buôn bán gỗ, việc xây dựng ngôi nhà này với hai nhà cổ khác có phần dễ dàng hơn. Trong ảnh, phả đồ dòng họ Trần Công được khắc đá đặt trang trọng giữa không gian ngôi nhà.

Nhiều ảnh vẽ và chụp các thế hệ trước của gia đình bà Tuyết được giữ gìn cẩn thận, treo trang trọng ở trung tâm ngôi nhà.

Nhiều ảnh vẽ và chụp các thế hệ trước của gia đình bà Tuyết được giữ gìn cẩn thận, treo trang trọng ở trung tâm ngôi nhà.

Một số chiếc tủ, kệ, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí của các thế hệ trước sử dụng còn nguyên vẹn được trưng bày bên trong nhà cổ ông Trần Công Vàng.

Một số chiếc tủ, kệ, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí của các thế hệ trước sử dụng còn nguyên vẹn được trưng bày bên trong nhà cổ ông Trần Công Vàng.

Bộ bát, dĩa, muỗng… mang chi tiết, nét vẽ gốm truyền thống của của gia đình được trưng bày bên phải gian thờ ngôi nhà.

Bộ bát, dĩa, muỗng… mang chi tiết, nét vẽ gốm truyền thống của của gia đình được trưng bày bên phải gian thờ ngôi nhà.

Những chiếc radio, máy hát đĩa, máy đánh chữ được sản xuất từ thế kỷ trước của cha ông "tiểu thư họ Trần" từng sử dụng vẫn đang được lưu giữ, cùng hàng chục cuốn sách cũ được đặt gọn gàng trong chiếc kệ kính ngay góc phải ngôi nhà.

Những chiếc radio, máy hát đĩa, máy đánh chữ được sản xuất từ thế kỷ trước của cha ông "tiểu thư họ Trần" từng sử dụng vẫn đang được lưu giữ, cùng hàng chục cuốn sách cũ được đặt gọn gàng trong chiếc kệ kính ngay góc phải ngôi nhà.

Hai bên các gian chính có không gian rất thoáng mát. Các gian phòng phía sau của nhà cổ phần lớn đang bỏ trống, ngăn cách bởi những vách gỗ, gia đình để một số đồ đạc sử dụng hằng ngày.

Hai bên các gian chính có không gian rất thoáng mát. Các gian phòng phía sau của nhà cổ phần lớn đang bỏ trống, ngăn cách bởi những vách gỗ, gia đình để một số đồ đạc sử dụng hằng ngày.

Ngoài công trình nói trên, dòng họ Trần Công còn có 2 ngôi nhà cổ được xây dựng cùng điểm cuối thập niên 1890 tại Thủ Dầu Một là nhà cổ Trần Văn Hổ (còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu) và nhà cổ Xã Tề. Trong ảnh, nhà cổ Đốc phủ Đẩu tại số 18, đường Bạch Đằng nằm phía trước chợ Thủ được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Ngoài công trình nói trên, dòng họ Trần Công còn có 2 ngôi nhà cổ được xây dựng cùng điểm cuối thập niên 1890 tại Thủ Dầu Một là nhà cổ Trần Văn Hổ (còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu) và nhà cổ Xã Tề. Trong ảnh, nhà cổ Đốc phủ Đẩu tại số 18, đường Bạch Đằng nằm phía trước chợ Thủ được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN