Nền nhà đột nhiên nóng ran tới hơn 40 độ C, có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu, chuyện nền nhà đột nhiên nóng lên có thể do nhiều nguyên nhân.
Mới đây, sự việc nền của một ngôi nhà ở Nghệ An đột nhiên nóng ran (đo được hơn 40 độ C) đã khiến chủ nhà hoảng sợ và phải sơ tán. Sau vài ngày kiểm tra, cơ quan chức năng đã có kết luận sự việc này là do nhiễm điện.
Thực tế, ở Việt Nam đã có khá nhiều trường hợp nền nhà đột nhiên nóng ran với nhiệt độ cao bất thường, có thể khiến nước nóng lên hoặc bốc hơi nhanh chóng… Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân nhiễm điện thì còn có các yếu tố khác có thể khiến nền nhà tự nóng lên bất thường.
Trường hợp nền nhà đột nhiên nóng lên, ngoài do nhiễm điện thì còn có thể do những nguyên nhân khác. Theo các nhà khoa học thì hiện tượng này không phải là chuyện hiếm gặp và cũng không có gì kỳ bí.
Mới đây, nền nhà của người dân ở Nghệ An đột nhiên nóng bất thường.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Lâm – Trung tâm Tư vấn và Bảo vệ Môi trường (thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam) từng trả lời trên báo chí thì có nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ quan: Có thể do điện, thường là nguồn từ lâu không còn sử dụng nữa, đã bị cắt đi và người nhà cũng không để ý, nay bị chập; hay hố tôi vôi… và nguyên nhân khách quan như: vỏ trái đất đang nóng lên, do khí Metan trong lòng đất…
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Đoàn Văn Cánh – Chủ tịch hội Địa chất thủy văn Việt Nam thông tin:
Ngoài yếu tố nhiễm điện thì chuyện nền nhà đột nhiên nóng lên còn có thể do nguyên nhân liên quan về địa chất. Cụ thể, đó là do khí, những vết nứt gãy rò rỉ khí tạo thành nguồn nhiệt (năng lượng địa nhiệt) bốc từ dưới lên.
"Chủ yếu là do khí Metan nên thường những nơi đất cấu tạo yếu, có trầm tích lớp bùn mới tích tụ khí và xảy ra hiện tượng như vậy. Những vùng đất cấu tạo rắn như đồi núi thì sẽ không có hiện tượng này".
Theo ông Cánh, một nguyên nhân khác khiến nền nhà nóng lên cũng không loại trừ là khả năng do dưới nền đất có nguồn nước khoáng nóng. Nếu là do mạch nước khoáng nóng, thì có thể do nứt đất khiến nguồn nước khoáng nóng thấm lên.
Ông nhấn mạnh: "Để xác định được có phải do mạch nước khoáng hay không là vấn đề hơi khó vì phải xác định xem có xuất lộ, đứt gãy ở chỗ nào, còn nếu là khí thì lại dễ vì có ở khắp nơi".
Ông cũng cho biết, những trường hợp nền nhà nóng lên do khí metan thì không có gì đáng sợ, người dân không nên quá lo lắng nếu xảy ra hiện tượng này: "Không có gì nguy hiểm vì chỉ cần cho thoát khí lên bằng cách khoan, thông lỗ. Tuy nhiên, người dân cần phải có sự góp ý của cơ quan chuyên môn chứ không nên tự ý xử lý".
Tối qua 12/8, nhiều người dân sống tại chung cư N5, Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) hốt hoảng khi nền...