Nắng nóng năm 2020 có thể sẽ đạt kỷ lục, khốc liệt nhất trong vòng 140 năm

Sự kiện: Tin nóng

Nhiệt độ toàn cầu tăng là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 sẽ khốc liệt, phức tạp, khó lường.

Nắng nóng diễn ra với cường độ gay gắt

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 5 năm gần đây nhất (2015-2019) toàn cầu có nhiệt độ trung bình cao nhất trong 140 năm qua (tính từ năm 1880).

Cụ thể, chuẩn sai nhiệt độ trung bình 5 năm gần đây so với trung bình nhiều năm như sau: 2015 cao hơn 0.87 độ; 2016 cao hơn 1.04 độ; 2017 cao hơn 0.93 độ; 2018 cao hơn 0.78 độ; 2019 cao hơn 0.99 độ. Như vậy, năm nóng nhất là năm 2016 và năm nóng thứ 2 là năm 2019.

Nắng nóng năm 2020 dự báo sẽ khốc liệt và gay gắt. Ảnh minh họa.

Nắng nóng năm 2020 dự báo sẽ khốc liệt và gay gắt. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) đã dự báo, năm 2020 sẽ tiếp tục là một trong những năm nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1.1 độ C, kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất 1 năm nữa, kèm theo đó là tính bất ổn cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực.

Tại Việt Nam, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 3/5 đến nay (5/5), cả nước đã xảy ra nắng nóng cục bộ với nhiệt độ phổ biến 35-37 độ C, riêng phía Tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có nơi trên 38 độ C.

Dự báo, trong vài ngày tới, nắng nóng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng lên mức nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-45%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-18 giờ/ngày khiến cảm giác oi nóng gần như kéo dài cả ngày.

Ông Nguyễn Văn Hưởng-Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Hưởng-Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Hưởng-Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, đây sẽ là đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng đầu tiên trong mùa hè năm nay.

Trong đợt nắng nóng này, dự báo nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội có thể đạt 37-38 độ C, ở một số nơi thuộc vùng núi các tỉnh Trung Bộ nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể đạt trên 40 độ C.

Nhận định xa hơn, ông Hưởng cho hay, với bối cảnh nóng lên toàn cầu như đang xảy ra, dự báo năm 2020 là một năm có nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc từ đầu năm đến nay đều cao hơn so với TBNN từ 1.0 đến 2.5 độ, có nơi cao hơn đến 3 độ. Dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5-10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0 độ C.

“Các đợt nắng nóng năm nay vẫn có khả năng xảy ra có cường độ gay gắt nhưng khả năng không gay gắt như các đợt nắng nóng trong năm 2019. Dự báo, các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 5-6 ở Bắc Bộ, từ tháng 5-8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ”, ông Hưởng chia sẻ.

Thiên tai phức tạp, khó lường

Tổng cục khí tượng thủy văn nhận định, nhiệt độ toàn cầu tăng là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 sẽ khốc liệt, phức tạp, khó lường.

Mùa mưa đến muộn khiến hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Mùa mưa đến muộn khiến hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Cùng với nắng nóng, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như: mưa to kèm giông lốc, mưa đá liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Bắc vào các thời điểm rất hiếm khi xảy ra, thậm chí chưa từng xảy ra. Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở Nam Bộ, Trung Bộ.

Lượng mưa trên toàn quốc có xu hướng thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN trong những tháng đầu mùa, nhưng khả năng sẽ có xu hướng cao hơn vào những tháng cuối mùa ở các tỉnh miền Trung và phía nam (từ khoảng tháng 9 đến những tháng cuối năm).

Đề phòng các đợt mưa lớn, có thể gây nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất đá ở các nơi xung yếu tại vùng núi phía Bắc và khu vực Trung Bộ, ngập úng ở những nơi trũng thấp trong thời kỳ mùa mưa trên các khu vực.

Đáng chú ý, mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ năm nay có khả năng đến muộn hơn so với TBNN, do vậy tình trạng ít mưa và khô hạn còn tiếp diễn cho tới nửa đầu tháng 5. Đến tháng 10, tổng lượng mưa trên toàn khu vực phổ biến cao hơn 15 - 30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ và khả năng cao mùa mưa sẽ kết thúc muộn hơn.

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Trong năm 2020, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm tại Đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc ở mức báo động 1 - 2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm 0,2 - 0,4 m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào nửa cuối tháng 9.

Cùng với đó đề phòng gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ tháng 6-8/2020 ở các vùng biển phía Nam Biển Đông.

”Cuồng phong”, mưa đá kinh hoàng khiến 6 người chết, hàng ngàn ngôi nhà hư hỏng

Chỉ riêng trong tháng 4/2020, mưa đá, dông lốc liên tiếp trút xuống các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây thiệt hại nặng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN