Năm Kỷ Hợi 2019, lễ rước "Ông lợn" ở La Phù có gì thay đổi?
Vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, lễ rước “ông lợn” ở La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) sẽ được diễn ra và năm Kỷ Hợi 2019, lễ rước “Ông lợn” có gì thay đổi?
Theo truyền thống, vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) sẽ tổ chức lễ rước "Ông lợn". Theo sử sách ghi lại thì hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.
Để tìm hiểu về việc năm Kỷ Hợi 2019, lễ rước “Ông lợn” có gì thay đổi gì so với mọi năm, chúng tôi đã tìm về xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội). Theo đó, chị Trang, cán bộ văn hóa xã La Phù cho biết, cứ 5 năm xã La Phù sẽ tổ chức lễ hội lớn một lần (hay còn gọi là Đại đám) và các năm còn lại sẽ là lễ hội thường niên.
“Ông Lợn" được “trang điểm” một cách cầu kỳ và kỹ lưỡng. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh).
“Vào năm 2015, chúng tôi đã tổ chức lễ Đại đám và đến năm 2020 sẽ tổ chức Đại đám. Còn năm nay, tuy là năm Kỷ Hợi nhưng vẫn tổ chức lễ hội thường niên”, chị Trang cho hay.
Cùng chia sẻ về lễ rước “Ông lợn”, ông Trần Văn Chúc (80 tuổi), một vị cao niên trong xã cho biết, lễ hội rước “Ông lợn) đã được tổ chức tại La Phù trong suốt 300 năm qua.
Điểm đặc biệt của lễ hội này là rước “Ông lợn” đến tế lễ. Trong đó, “Ông lợn” được chọn lọc kỹ lưỡng trước khi nuôi và phải nuôi từ đầu năm cho đến ngày làm lễ, khi đó, lợn có trọng lượng khoảng 300kg.
“Vào tháng 2 hàng năm, làng sẽ chọn một gia đình phải đảm bảo đầy đủ các quy định mà hương ước của làng đã quy định để nuôi lợn.
Ông Trần Văn Chúc cho biết, lễ hội rước “Ông lợn” năm Kỷ Hợi 2019 diễn ra bình thường như mọi năm.
Theo đó, người được chọn nuôi lợn phải có ông bà, bố mẹ song toàn (còn sống khỏe mạnh), gia đình có đủ con trai và con gái, làm ăn phải nề nếp, lối sống văn minh, không tệ nạn. Gia đình không cần phải giàu có, nhưng cũng không quá nghèo túng.
Ngoài ra, dù bố mẹ có tốt đến đâu nhưng con cái nghiện ngập, cờ bạc thì cũng sẽ không được chọn. Ngoài ra, những gia đình được chọn nuôi, nhưng trong năm đó bất ngờ xảy ra tang tóc thì “Ông lợn” sẽ được chuyển sang gia đình khác có đủ những tiêu chuẩn trên để tiếp tục nuôi.
Về chọn lợn thì người được chọn phải tìm đảm bảo đủ tiêu chuẩn như: Lợn đực, mông vai nở nang, lưng thẳng như đòn gánh, tai to, người trắng hồng chứ không được có bất cứ một đốm nào trên cơ thể.
Thời điểm mua lợn có thể đã 40-60kg hoặc 80kg nhưng phải đảm bảo đến thời điểm làm lễ, “Ông lợn” phải đảm bảo nặng khoảng 270-300kg”, ông Chúc nói.
Ông Chúc cho biết thêm, không chỉ khó khăn trong việc chọn lợn để nuôi mà nuôi lợn cũng vô cùng khó khăn.
Ngày xưa lợn tế lễ khoảng 60-70kg nhưng nhiều năm trở lại đây, lợn tế lễ nặng khoảng 270-300kg.
Gia đình nuôi lợn phải tuyệt đối không được cho ăn cám tăng trọng, không được cho người lạ vào xem “Ông lợn” vì có thể mất thiêng dẫn tới “Ông lợn” ốm hoặc chết.
“Ông lợn” ăn cháo cùng với rau củ quả, không được nấu đồ thừa cho ăn, kể cả cơm trắng nhà ăn thừa. Bên cạnh đó, chuồng lợn luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Vào mùa Hè, lợn được tắm và rửa sạch chuồng dễ dàng hơn nhưng vào mùa đông, gia đình nuôi phải pha nước nóng để tắm rửa chuồng cho “Ông lợn”. Ngoài ra, gia chủ còn phải đốt than sưởi ấm, bật máy sưởi để “Ông lợn” khỏi ốm.
Nếu lợn có ốm, cần gọi bác sĩ thú y đến ngay nhưng tuyệt đối không được tiêm thuốc.
Theo ông Chúc, trước khi diễn ra lễ hội 3 tháng, “Ông lợn” được chăm sóc đặc biệt hơn, gạo trắng nấu với rau củ quả và vào tháng cuối năm, “Ông lợn” phải được ăn cháo gạo nếp với rau củ quả.
Người được giao nhiệm vụ nuôi lợn phải đảm bảo lợn có làn da hồng hào, không bị các nốt đỏ như muỗi đốt,..
“Ông lợn khi cho lên kiệu để tế lễ có dáng và da càng đẹp thì dân làng tin rằng trong năm ấy sẽ gặp những điều thuận lợi khi làm ăn và ngược lại. Do đó, trong tất cả công đoạn đều phải làm chỉnh chu và tận tâm”, ông Chúc nhấn mạnh.
17 “ông lợn” với trọng lượng hàng trăm kg được người dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) rước kiệu, trang trí đẹp...