Năm 2024, công chức, viên chức có thể làm việc đến 66 tuổi mới nghỉ hưu

Sự kiện: Thời sự

Những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao một số ngành đặc thù được phép nghỉ hưu ở tuổi 66.

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng.

Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phép nghỉ hưu cao hơn tuổi nghỉ hưu quy định.

Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP cho phép áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Theo nghị định trên, viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định về tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu.

Viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đơn vị mà viên chức này công tác có nhu cầu. Đồng thời, viên chức phải đảm bảo có đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Quy định này chỉ được áp dụng với 4 nhóm viên chức cụ thể được quy định tại Điều 2 Nghị định số 50/2022/NĐ-CP.

4 nhóm đó bao gồm: Viên chức có học hàm giáo sư, phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; giám định viên pháp y; giám định viên pháp y tâm thần; viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Như vậy, trong năm 2024, những viên chức thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định có thể làm việc đến năm 66 tuổi (đối với lao động nam) và 61 tuổi 4 tháng (đối với lao động nữ).

Trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Ngoài viên chức có trình độ chuyên môn cao, các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo quy định tại Nghị định số 83/2022/NĐ-CP. Quy định này được áp dụng cho 2 nhóm cán bộ, công chức.

Nhóm 1: Gồm cán bộ, công chức giữ các chức vụ chức danh như:

Phó trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó tổng biên tập Báo Nhân Dân; Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản(

Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt Trận tổ quốc Việt Nam;

Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm các ủy ban của quốc hội; phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội;

Phó chánh án toà án nhân dân tối cao, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

Phó chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước; phó tổng kiểm toán nhà nước...

Nhóm 2: Gồm công chức được bổ nhiệm chức danh thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20-7-2023; các chế độ, chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP được áp dụng đến hết ngày...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.P ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN