Mỹ tố Trung Quốc quân sự hóa ở biển Đông

Trong khi Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn thành xây dựng đường băng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, Mỹ kịch liệt lên tiếng cáo buộc nước này quân sự hóa trong khu vực, theo Sputnik News hôm 23-8.

Một đường băng dài gần 1000 mét mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên một trong bảy đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang trong gia đoạn xây dựng cuối cùng sẽ được nước này sử dụng cho việc tiến hành các hoạt động quân sự trong tương lai, báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc chỉ trích.

Ngay sau khi đường băng vốn nằm trên tàu sân bay nước này trong khu vực được xây dựng xong, Trung Quốc sẽ sử dụng nó là nơi đáp cho các máy bay, báo cáo viết.

Cho đến giờ, chỉ có một tàu sân bay Trung Quốc đóng ở Biển Đông và nó chưa “hoạt động hoàn toàn”, theo First Post. Tàu sân bay này là một phiên bản cải tiến của một trong những con tàu lớp USSR mà Trung Quốc mua từ Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ tin tằng vào năm 2020, quân đội Trung Quốc sẽ ngang nhiên xây thêm nhiều tàu sân bay trên biển Đông nữa.

Mỹ tố Trung Quốc quân sự hóa ở biển Đông - 1

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông (Ảnh: Reuters)

Theo biện minh của giới chức Trung Quốc, mặc dù việc xây dựng nhiều cơ sở vật chất khác nhau trong đó có đường băng kể trên trên các đảo nhân tạo là “nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”, nhưng Mỹ lại lên án đây chính là “hành động cải tạo lãnh thổ hơn nữa” của Trung Quốc trên biển Đông. Ngoài ra, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc đang gia tăng quân sự trong khu vực.

Đáp trả báo cáo này của Lầu Năm Góc, Zhu Haiquan- phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng những cơ sở vật chất trên biển Đông là cần thiết cho “những điều tốt đẹp”. Ví dụ, lực lượng cứu hộ quốc tế có thể sử dụng chúng để tiến hành các hoạt động cứu trợ thảm họa và phục vụ cho các mục đích nghiên cứu.

“Trung Quốc sẵn sàng mở cửa những cơ sở vật chất này cho các quốc gia khác sau khi hoàn thành” – ông Zhu nói -“Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ nhìn nhận điều này bằng một thái độ khách quan và công bằng, đồng thời tôn trọng mọi nổ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Như (Pháp luật TPHCM)
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN