Mỹ điều tàu khu trục tham gia tìm kiếm QZ8501

Ngày 30/12, một tàu khu trục Mỹ đã hướng về biển Java để tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia mất tích bí ẩn khi đang trên đường từ Indonesia tới Singapore hồi cuối tuần qua.

Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu khu trục USS Sampson đang thực hiện một nhiệm vụ độc lập ở vùng biển Tây Thái Bình Dương sẽ đến biển Java để tham gia tìm kiếm từ hôm nay.

Chuyến bay QZ8501 chở 162 người đã bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm ngày Chủ nhật sau khi phi công xin phép kiểm soát không lưu được tăng độ cao để tránh những đám mây bão nguy hiểm.

Mỹ điều tàu khu trục tham gia tìm kiếm QZ8501 - 1

Tàu khu trục USS Sampson bắt đầu tìm kiếm QZ8501 từ hôm nay

Trong lần liên lạc cuối cùng, phi công đã đề xuất tăng độ cao máy bay từ 9.754 mét lên 11.582 mét vì thời tiết xấu. Tuy nhiên lúc đó đài kiểm soát không lưu chưa thể chấp nhận ngay yêu cầu của phi công vì xung quanh khu vực đó còn có 6 chiếc máy bay khác đang hoạt động. Vài phút sau, máy bay biến mất khỏi màn hình radar.

Dựa trên những thông tin có được, ông Henry Bambang Soelistyo, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia nhận định chiếc máy bay “đang nằm lại dưới đáy biển”. Sau 2 ngày tìm kiếm không có kết quả, hiện cơ quan này đã mở rộng đáng kể khu vực tìm kiếm ở phía đông đảo Belitung.

Theo các chuyên gia hàng không, một cơn bão không thể hạ được một chiếc máy bay hiện đại được trang bị những công nghệ có thể chịu được thời tiết nghiêm trọng. Tuy nhiên khi thời tiết xấu đi đôi với sai sót của phi công hay trục trặc kỹ thuật có thể dẫn đến thảm họa. Rất nhiều máy bay có thể bay xuyên bão an toàn, nhưng chỉ cần một trục trặc nhỏ, cơn bão có thể biến nó thành “quan tài bay”.

Mỹ điều tàu khu trục tham gia tìm kiếm QZ8501 - 2

Không quân Singapore điều máy bay C-130 tham gia chiến dịch tìm kiếm

Theo ông Deborah Hersman, cựu chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, mặc dù các máy bay hiện đại đều được trang bị những công nghệ tiên tiến để có thể cung cấp cho phi công những thông tin đầy đủ nhất về tình hình thời tiết ở khu vực phía trước, song công nghệ cũng có những hạn chế của nó và đôi khi thông tin về cơn bão hiển thị trên máy bay không khớp so với thực tế.

Hiện Indonesia và Singapore, Malaysia, Úc đã huy động ít nhất 30 tàu, 15 máy bay và 7 trực thăng tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Một máy bay của không quân Thái Lan cũng đang sẵn sàng cất cánh để hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm.

Sáng sớm hôm nay, ngay sau khi mặt trời lặn, 4 trực thăng quân sự đã cất cánh hướng về phía tây đảo Borneo và các đảo nhỏ hơn xung quanh để tìm kiếm máy bay mất tích tại khu vực rộng lớn hơn ngày hôm qua.

Ông Soelistyo cho biết: “Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào về tung tích của chiếc máy bay”, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của người dân địa phương.

Được biết cơ trưởng Iryanto của chuyến bay QZ8501 là một người rất giàu kinh nghiệm, đã có hơn 20.000 giờ bay. Trước đây ông này từng là một phi công quân sự lão luyện lái chiến đấu cơ F-16 trước khi chuyển sang làm cho hàng không dân dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng ([Tên nguồn])
Máy bay AirAsia của Malaysia gặp nạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN