Mỹ chính thức tham gia chống cướp biển ở Đông Nam Á

Mỹ sẽ đưa nguồn lực và kinh nghiệm chống cướp biển phong phú để đảm bảo an ninh cho các vùng biển Đông Nam Á.

Ngày 9/10, tàu chở dầu Sunrise-698 chở 18 thuyền viên của Việt Nam vừa rời khỏi cảng Horizon của Singapore để trở về nước đã bị cướp biển tấn công, lấy đi khoảng 1.500 tấn dầu và đánh đập khiến 2 thuyền viên Việt Nam bị thương.

Mỹ chính thức tham gia chống cướp biển ở Đông Nam Á - 1

Tàu Sunrise-689 đã bị cướp biển bắt giữ khi đang trên đường từ Singapore về Việt Nam

Đây không phải là lần đầu tiên tàu chở hàng bị cướp biển tấn công ở vùng biển Đông Nam Á, và những vụ việc như thế này đã làm dấy lên nhiều quan ngại về tình trạng cướp biển hoạt động trên các vùng biển ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Trước tình hình đó, vừa qua, Mỹ đã tuyên bố chính thức gia nhập Hiệp ước Hợp tác Khu vực Chống cướp biển và cướp vũ trang trên biển ở châu Á (ReCAAP), và động thái này được coi là một phần trong cam kết “xoay trục” của Mỹ sang châu Á.

Châu Á hiện nay đang chứng kiến tình trạng cướp biển ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại eo biển Malacca và eo biển Singapore, nơi có một phần ba lượng hàng hóa toàn cầu đi qua và cũng là trọng điểm hoạt động của hoạt động cướp biển. Đây cũng là hai vùng biển chiến lược mà gần như toàn bộ lượng dầu thô được vận chuyển từ Trung Đông tới Đông Á.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Việc tham gia ReCAAP sẽ tạo điều kiện cho Mỹ hỗ trợ hợp tác đa phương để đối phó với mối đe dọa từ cướp biển trên các luồng hàng hải và vùng biển quan trọng”.

Mỹ chính thức tham gia chống cướp biển ở Đông Nam Á - 2

Cướp biển là một mối đe dọa đối với các vùng biển quan trọng ở Đông Nam Á

Theo trang an ninh IHS Jane’s 360, Chuẩn Đô đốc Paul Thomas đã được hải quân Mỹ bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Chia sẻ Thông tin ReCAAP của Mỹ để phục vụ cho việc tăng cường hợp tác trong hoạt động chống cướp biển với các nước châu Á.

Bằng việc tham gia ReCAAP, Mỹ có thể mang tới khu vực Đông Nam Á nguồn năng lực và kỹ năng phong phú để chiến đấu chống cướp biển mà họ đã tích lũy được trong quá trình chống cướp biển rất thành công ở châu Phi.

ReCAAP được coi là một thể chế đa phương ở châu Á tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải và giữ gìn an ninh tại các luồng hàng hải quan trọng trước nguy cơ cướp biển. Đây không phải là một tổ chức quân sự, cũng không phải là một tổ chức cạnh tranh với các khối khu vực như ASEAN, SCO hay SAARC, mà đơn thuần chỉ là một nhóm quốc gia tập trung chống cướp biển.

ReCAAP ra đời trong bối cảnh làn sóng cướp biển lên cao ở châu Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. ReCAAP chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, trong đó có các thành viên quan trọng như Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc... Sau khi ký kết, Mỹ chính thức trở thành thành viên thứ 20 của ReCAAP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo Thediplomat) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN