Mưa tới 200mm tại vị trí sạt lở làm 3 CBCS hy sinh và 1 người dân tử vong
Ngày 31/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, lượng mưa đo được tại đèo Bảo Lộc vào ngày 30/7 lên tới 200mm đã gây sạt lở một số vị trí, trong đó có khu vực Chốt CSGT làm 3 CBCS CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong.
Mưa lớn kéo dài đã khiến lượng nước trên bề mặt dư thừa, không kịp ngấm thoát đã làm mất liên kết dẫn đến trượt, sạt lở, nhất là vụ lở đất xảy ra tại Chốt CSGT đèo Bảo Lộc. Vụ lở đất này kéo dài khoảng 50m đã vùi lấp một phần tòa nhà của Chốt CSGT, làm 3 CBCS Cảnh sát hy sinh và 1 người dân tử vong.
Lượng đất lớn tràn xuống đường đã hất ngang một xe ôtô loại 51 chỗ ngồi chắn ngang đèo Bảo Lộc và vùi lấp 1 ô tô khác nhưng rất không gây thiệt hại thêm về người.
Lực lượng chức năng xuyên đêm tìm kiếm các nạn nhân.
Giao thông đèo Bảo Lộc từ ngày 30/7 bị chia cắt hoàn toàn và hiện chưa được khôi phục. Các phương tiện giao thông được hướng dẫn để di chuyển theo hướng đèo Con Ó qua huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Sáng sớm 31/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện khẩn, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị kiên quyết tổ chức di dời, sơ tán ngay các hộ dân tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ, ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh, trong những ngày tới tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có mưa lớn. Hiện lũ trên sông La Ngà đang lên nhanh, có nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác. Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 cũng đã có thông báo xả lũ từ 16h ngày 31/7.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra hiện trường sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc Vào lúc 9h30 sáng nay (31/7), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên đèo Bảo Lộc vào chiều 30/7. Cùng đi có các đồng chí: Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố…
Hiện trường vụ sạt lở chôn vùi Chốt CSGT trên đèo Bảo Lộc làm 3 CBCS hy sinh cùng 1 người dân tử nạn. Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 14h30 ngày 30/7 trên đèo Bảo Lộc thuộc địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai giáp ranh với xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, khiến một khối lượng lớn đất, đá đổ sập vùi lấp hoàn toàn Chốt CSGT trên đèo Bảo Lộc khiến 3 CBCS đang làm nhiệm vụ và 1 người dân bị chôn vùi. Đến nay, đã tìm thấy thi thể của 3 CBCS hy sinh và đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích còn lại. Vụ sạt lở cũng khiến giao thông đèo Bảo Lộc bị chia cắt hoàn toàn và hiện chưa được khôi phục. |
Khẩn trương di dời các hộ dân ra khỏi khu vực chân núi Sáng 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký Công điện khẩn yêu cầu tổ chức di dời, sơ tán các hộ dân tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Theo Công điện, trước tình hình mưa nhiều, liên tục trong thời gian vừa qua, một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng sạt lở làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của người dân.
Lực lượng chức năng chốt chặn, khắc phục sự cố sạt lở trên đèo Bảo Lộc. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vào khoảng 14h45 ngày 30/7, do tình hình thời tiết tiếp tục mưa lớn liên tục, gây sạt lở đất tại Km103+100, trên Quốc lộ 20 với khối lượng đất đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m) gây ách tắc giao thông, hư hại một số tài sản của nhà nước và nhân dân. Để chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các khu vực đèo dốc, khu vực các công trình dưới chân mái taluy khu vực đồi dốc, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn vị liên quan, UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở nói riêng. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai phải chỉ đạo lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng tại địa phương huy động, tăng cường đầy đủ, kịp thời nhân lực, máy móc, phương tiện, thiết bị để tập trung tổ chức cứu hộ, cứu nạn tại khu vực sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc. Chuẩn bị các phương án, nhân lực, phương tiện để sẵn sàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả ngay khi có sự cố xảy ra và đưa người dân đến nơi an toàn. Đối với UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc, phải Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn. Trong đó, tập trung đối với các khu vực đồi núi dọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường huyện (nhất là khu vực tập trung dân cư) để chủ động huy động phương tiện, nhân lực của địa phương mình chủ động xử lý, ứng phó chống sạt lở đất, đá, và cảnh báo khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh, hạn chế qua lại.
Người thân các nạn nhân trong vụ sạt lở chờ đợi đón thi thể các nạn nhân trong đêm. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các đơn vị kiên quyết tổ chức di dời, sơ tán ngay các hộ dân tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ, ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời. Phân công lãnh đạo, triển khai lực lượng trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở. Tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các ngầm tràn, đoạn đường, bến đò, tại các khu vực nguy hiểm sạt lở đất để đảm bảo an toàn về người và tài sản người dân; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép ở lòng, bãi sông, suối gây cản trở thoát lũ. Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết trong thời gian tới để kịp thời thông tin, cảnh báo đến người dân. Bên cạnh đó phải chủ động bố trí cán bộ tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h trong thời gian xảy ra mưa lớn, liên tục…
Công tác khắc phục sự cố sạt lở trên đèo Bảo Lộc được thực hiện xuyên đêm. Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải khẩn trương kiểm tra, rà soát và có biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống công trình kênh, mương hồ chứa thủy lợi thủy điện, công trình xây dựng đang thi công dở dang trên 1 trên 3 ứng phó, nhất là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn… Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo các Công ty thủy điện vận hành các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy trình vận hành, có phương án xả lũ hợp lý đối với các hồ và đập thủy lợi trên địa bàn, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Sở GTVT cũng phải chủ động phối hợp với các sở, cơ quan, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát để phát hiện và kịp thời xử lý các đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông, các đường dân sinh đấu nối vào đường Tỉnh lộ, Quốc lộ; bổ sung, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông, kịp thời khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do mưa, bão gây ra đối với các tuyến đường được giao quản lý, nhất là các tuyến đường huyết mạch, đường giao thông đối ngoại của địa phương. Chuẩn bị vật tư dự phòng, huy động máy móc, trang thiết bị để kịp thời khắc phục sự cố, xây dựng phương án phân luồng và đảm bảo an toàn giao thông khi có tình huống xấu xảy ra. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thông tin kịp thời về tình hình mưa, lũ đến các vùng sâu, vùng xa, vùng ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp để các cấp chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân biết, chủ động ứng phó và triển khai phương án phòng tránh, di dời người dân đến nơi an toàn. |
Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết cả ba chiến sĩ CSGT hy sinh trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc ngày 30-7 đều đang làm nhiệm vụ.
Nguồn: [Link nguồn]