Mưa lũ hoành hành gây thiệt hại nặng nề: Khó như dự báo mưa!

Chuyên gia khí tượng cho rằng, dự báo mưa đã khó, dự báo chính xác lượng mưa bao nhiêu lại càng khó hơn.

Mưa lũ hoành hành gây thiệt hại nặng nề: Khó như dự báo mưa! - 1

Mưa lớn gây sạt lở ở thượng nguồn và ngập lụt vùng hạ du

Chiều 13/10, tại cuộc họp thông tin tới báo chí về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10-12/10/2017 do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức, cơ quan báo chí đã đặt vấn đề về khâu dự báo mưa còn nhiều hạn chế khiến các địa phương bị động trong công tác phòng, chống với đợt mưa lũ dẫn tới thiệt hại nặng nề.

Trả lời câu hỏi, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay: “Dự báo mưa đã khó, dự báo chính xác định lượng mưa bao nhiêu lại càng khó hơn, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng như vậy.

Ngoài ra, khi gặp các loại hình thời tiết như kết hợp giữa không khí lạnh với hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới thì khâu dự báo định lượng mưa lại càng khó hơn”.

Mưa lũ hoành hành gây thiệt hại nặng nề: Khó như dự báo mưa! - 2

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương.

Theo ông Cường, khi bị ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới hoặc bão thường xảy ra mưa rất lớn và chủ yếu mưa vào ban đêm hoặc gần sáng, do đó, các bản tin dự báo cuối giờ chiều là rất quan trọng.

Để khắc phục những hạn chế trong khâu dự báo, ông Cường cho rằng, thời gian tới cơ quan khí tượng thủy văn cần được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại như các hệ thống quan trắc, radar...

Hơn nữa, khi sản xuất ra các bản tin dự báo rồi thì khâu truyền bản tin này đến với các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng cũng là một vấn đề, cần được nâng cấp.

Cũng trong cuộc họp, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia đã có những đánh giá ban đầu về cơn bão số 11 đang hoạt động trên Biển Đông.

Theo ông Hải, hiện nay, bão số 11 đang di chuyển chậm và tích lũy thêm năng lượng. Khi bão đổ bộ vào khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) sẽ ở cấp 11-12, giật cấp 13-14, nhưng khi vào Vịnh Bắc Bộ cường độ bão sẽ giảm dần.

“Khu vực bão đổ bộ vào đất liền nước ta chưa được xác định cụ thể, nhưng kéo dài từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế”, ông Hải cho hay.

Mặc dù bão số 11 chưa được xác định cụ thể khu vực đổ bộ, nhưng nhiều khả năng vẫn vào khu vực Bắc miền Trung. Tại khu vực này, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã đầy nước, nên công tác ứng phó với bão số 11 là rất quan trọng.

Về nội dung này, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: "Hiện các hồ ở Bắc miền Trung chúng tôi đã yêu cầu đơn vị quản lý theo dõi sát sao, có sự cố phải khắc phục ngay. Đồng thời, tại các hồ này đã được chỉ đạo cho xả nước dần để đề phòng mưa lớn do bão số 11".

Vỡ đê ở Chương Mỹ - Hà Nội là “vỡ có kế hoạch”

Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vỡ đê ở Chương Mỹ là vỡ có kế hoạch, vỡ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Lũ lụt ở miền Bắc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN