Mùa đông năm 2022 đến sớm và khả năng lạnh hơn mọi năm

Sự kiện: Tin nóng

Các đợt không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm khiến nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở miền Bắc thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn nhận định, từ nay đến hết năm 2022, thời tiết có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina (pha lạnh) và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023.

Mùa đông năm 2022 có khả năng đến sớm và lạnh hơn. Ảnh minh họa

Mùa đông năm 2022 có khả năng đến sớm và lạnh hơn. Ảnh minh họa

Do đó, mùa đông năm 2022 có khả năng không khí lạnh hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ.

Tại Bắc Bộ và Trung Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 9-10/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; tháng 11-12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,5-1 độ C; tháng 01-02/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 9-10/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; từ tháng 11/2022-02/2023 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Cũng do ảnh hưởng của La Nina, từ nay đến tháng 2/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 3-5 cơn. Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. Không ngoại trừ khả năng tháng 01/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới (bão hoặc ATNĐ) trên khu vực Nam Biển Đông.

Tại khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão và ATNĐ, độ cao sóng lớn nhất từ 5-8m với vùng biển ngoài khơi và từ 4-6m tại vùng ven bờ. Trong nửa cuối tháng 8/2022 và tháng 9/2022, độ cao sóng lớn nhất trong các đợt gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tới 4m trên vùng biển ngoài khơi và từ 2-3m tại khu vực biển ven bờ. Các đợt không khí lạnh vào các tháng cuối năm sẽ gây sóng cao từ 2-4m trên dải ven biển từ Quảng Ninh đến Đông Cà Mau,

Ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần đề phòng nước dâng do bão trong khoảng tháng từ nửa cuối tháng 8-10/2022, ven biển Trung Bộ xác suất cao (70%) sẽ xuất hiện một số đợt mực nước biển cao bất thường trong những ngày thủy triều cao và có xoáy thuận hoạt động ngoài khơi Trung Bộ hoặc không khí lạnh lấn sâu xuống Trung Bộ.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2022, tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 06 đợt triều triều cường: Đợt 1 từ ngày 08-11/10, Đợt 2 từ ngày 26-31/10, Đợt 3 từ ngày 06-12/11, Đợt 4 từ ngày 23-29/11, Đợt 5 từ ngày 07-11/12 và Đợt 6 từ ngày 21-29/12, riêng 03 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 10, 11 và 12 (Đợt 2, 4 và 6) độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tầu vượt ngưỡng 4m, nguy cơ ngập lụt cao tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông nếu thời gian triều cường trùng với kỳ gió chướng có cường độ mạnh.

Tại ven biển Tây Nam Bộ, khoảng từ cuối tháng 8-9/2022 cần đề phòng mực nước biển dâng cao bất thường gây sạt lở đê biển trong thời gian xuất hiện triều cường kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh (xác suất 70%).

Từ tháng 10-11/2022, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ dự báo lượng mưa cao hơn TBNN, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, tại khu vực Nam Bộ trong những tháng đầu năm 2023 vẫn có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa cục bộ. Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, mưa đá.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiên tai năm 2022 sẽ dồn dập, khó lường bởi hiện tượng thời tiết hiếm gặp

Thiên tai nguy cơ cao xảy ra dồn dập vào cuối năm 2022 khi mưa bão kết hợp với không khí lạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảng Anh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN