Mưa chưa dứt, làng mạc Quảng Nam chìm trong nước, thủy điện vẫn xả lũ
Mưa lớn từ trên nguồn xuống biển cộng với việc thủy điện xả lũ, khiến nhiều làng mạc ở tỉnh Quảng Nam bị chia cắt, chìm trong biển nước trong khi mưa vẫn còn rất lớn.
Sáng 5-11, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, do mưa lớn khắp các địa phương của tỉnh Quảng Nam cộng với nước lũ từ các thủy điện trên thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn, nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Nam như các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Nông Sơn, thị xã Điện Bàn, TP Hội An bị chìm trong biển nước.
Hiện tại đường đến huyện Đại Lộc và một số vùng của huyện Duy Xuyên đã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Tại tuyến đường DT610 nối Quốc lộ 1 với di sản thế giới Mỹ Hơn, hàng trăm phương tiện của người dân bị ách tắc vì không thể lưu thông được. Các xã như Duy Châu, Duy Trinh, Duy Vinh, thị trấn Nam Phước nước đã tràn vào nhà dân, có nơi ngập đến tận ngực. Tại đa số các xã của huyện Đại Lộc, đặc biệt là các xã vùng B nước đã bắt đầu tràn vào nhà dân vào tối 4-11, hiện nay nhiều nhà đã bị ngập sâu, tuyến đường từ thị trấn Ái Nghĩa lưu thông lên các xã lân cận đã bị nước ngập sâu không thể đi lại.
Một đám cưới tổ chức trong lũ
Tại TP Hội An, từ tối 4-11, nước cũng bắt đầu tràn vào nhà dân, hiện nay tại nhiều vùng thấp trũng và một số khu vực trong phố cổ đã bị ngập nặng.
Tính đến 5 giờ 30 sáng nay, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt 9,47m, trên BĐ3 0,47m; Sông Thu Bồn tại Câu Lâu 3,28m, trên BĐ2 0,28m; tại Hội An 1,72m, trên BĐ2 0,22m. Dự kiến, trưa và chiều nay mực nước sông Vu Gia có thể lên mức 9,8m, trên BĐ3 0,8m; tại Câu Lâu lên mức 4,2m, trên BĐ3 0,2m; tại Hội An 2,4m, trên BĐ3 0,4m.
Trong khi trời vẫn không ngừng trút mưa xuống và dự báo sẽ tiếp tục mưa với lượng lớn cho đến ngày 8-11 thì hiện nay các hồ thủy lợi, thủy điện trên thượng nguồn đã đầy nước và phải xả xuống hạ du. Theo bảng theo dõi vận hành điều tiết lũ hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, đỉnh điểm các thủy điện xả lũ là lúc 21 giờ tối 4-11, thủy điện Sông Bung 4 xả lũ về sông Vu Gia với lưu lượng 4.270 m3/s (so với 12 giờ trưa cùng ngày chỉ 1.658m3/s), thủy điện Sông Tranh 2 xả về sông Thu Bồn 2.198m3/s (12 giờ trưa cùng ngày chỉ 305m3/s), thủy điện Đăk Mi 4 xả qua tràn 3.349m3/s (trước đó chỉ xả 1.416m3/s).
Nhà cửa chìm trong biển nước trong khi mưa chưa dừng lại
Trước tình hình mưa lũ, Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có công văn yêu cầu các thủy điện điều tiết giảm lũ vào đêm qua. Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 được lệnh vận hành giảm lũ với lưu lượng xả tràn và chạy máy thấp hơn 475 m3/s. Mực nước hồ lớn nhất cho phép là 222,5m. Khi đạt mức nước hồ lớn nhất, thủy điện được phép xả qua tràn và chạy máy bằng lưu lượng nước về hồ.
Thủy điện Đăk Mi 4 được phép tích nước đến mực nước 258m, xả nước qua chạy máy và xả tràn dưới 3000 m3/s (dự báo lưu lượng nước về hồ) và vận hành chạy máy, xả tràn bằng lưu lượng nước về hồ khi mực nước đạt 258m. Mực nước lớn nhất cho phép ở thủy điện Sông Tranh 2 là 175m, lưu lượng nước về hồ dự báo từ 1450m3/s - 2500 m3/s. Thủy điện này cũng buộc phải điều tiết giảm lũ bằng cách xả lũ thấp hơn lưu lượng nước về hồ, đến cao trình cho phép thì xả bằng lưu lượng nước về hồ.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp đang tiếp tục được cảnh báo ở các địa bàn Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành, Phú Ninh.
Một số hình ảnh mưa lũ tại Quảng Nam:
Cơn bão chỉ quét qua các tỉnh Nam Trung Bộ vài giờ nhưng đã làm cho 20 người thiệt mạng, 17 người mất tích, hàng trăm căn...