Mua biển số qua đấu giá, người dân có quyền gì?

Sự kiện: Tin ngắn

Vấn đề quyền của người dân sau khi trúng đấu giá biển số đẹp đang được nhiều người quan tâm và còn tạo ra những ý kiến khác nhau.

Ngày 22/9, tại hội thảo khoa học Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá do Cục CSGT (Bộ Công an) tổ chức, một vấn đề nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo đó là quyền của người dân sau khi trúng đấu giá.

Theo Đề án của Bộ Công an thì người trúng đấu giá có quyền: được cấp Giấy chứng nhận biển số trúng đấu giá; được sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng, thế chấp.

Bộ Công an cũng đưa ra phương án là khác là giữ nguyên quy định như hiện nay, cho phép đấu giá biển số, cho phép sử dụng nhưng biển số đó sẽ gắn với phương tiện khi mua bán.

Hội thảo khoa học Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá

Hội thảo khoa học Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá

Ủng hộ Đề án đấu giá biển số, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: "Mục đích lớn nhất là thoả mãn lợi ích chính đáng của người dân. Đây cũng là hình thức cao nhất mà Chính phủ mong muốn đạt được".

Theo ông Hiếu, người dân có quyền mua bất cứ biển nào mình thích, kể cả chưa ra biển, chưa có phương tiện vẫn có quyền đấu giá biển số.

"Tuy nhiên, quyền giữ biển số sau khi mua đó phải có thời hạn, chứ không thể giữ mãi mà không đăng ký để gắn với phương tiện. Theo đó, người mua bắt buộc phải đăng ký trong khoảng thời gian quy định, ví dụ 6 tháng sau nếu người mua không đăng ký gắn vào phương tiện thì biển số đó sẽ tự động quay lại kho số để đấu giá tiếp", ông Hiếu đề xuất.

Nêu ví dụ ở Singapore, cấp biển số bình thường là 321 đô Sing, biển số theo phương thức lựa chọn là 1.000 đô Sing, người dân muốn đấu giá thì phải nộp lệ phí và tiền đặt cọc vào tài khoản của cơ quan đấu giá, nếu không trúng thì trả lại, ông Hiếu đề nghị, người sở hữu biển số qua đấu giá có quyền cho tặng, chuyển nhượng cho người khác.

Luật sư Trương Thanh Đức cũng nhất trí phương án nên cho phép người đấu giá trúng biển số có quyền về tài sản.

"Đấu giá quyền tài sản nói chung, đấu giá biển số nói riêng, thì chính là hình thức bán quyền tài sản. Người trúng đấu giá được giữ biển số, được chuyển lắp cho xe khác, được chuyển nhượng cho người khác, quyền được thế chấp và thừa kế. Việc pháp luật chấp nhận như vậy là điều hoàn toàn hợp lý, cần thiết, khả thi và không mâu thuẫn với các nguyên lý của pháp luật hay yêu cầu quản lý biển số của Nhà nước", luật sư Đức phân tích.

Trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Đăng ký và Quản lý phương tiện, Cục CSGT cho biết, thực tế trong xã hội nhiều năm qua, có rất nhiều người có nhu cầu sở hữu những biển số theo sở thích. Xuất phát từ nhu cầu của người dân, Bộ Công an đã hai lần phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đấu giá và thu lệ phí cấp biển số tự chọn.

"Năm 2008, Công an một số tỉnh báo cáo Bộ Công an xin đấu giá biển số xe, Bộ Công an đã trao đổi với các Bộ chức năng báo cáo và được Chính phủ đồng ý cho đấu giá biển số. Sau đó, do vướng mắc về cơ sở pháp lý nên Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng đề nghị tạm dừng việc đấu giá biển số", Trung tá Công cho hay.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, chủ trương cho đấu giá biển số phục vụ lợi ích lớn nhất là phục vụ người dân nhưng cũng phải đạt mục tiêu thu vào ngân sách nhà nước. Phải xem xét để người dân được gì, ngân sách được gì nếu đấu giá.

"Tôi làm việc ở Quốc hội hơn 20 năm tôi biết, kỳ họp nào cũng có đại biểu đề cập vấn đề đấu giá biển số xe nhưng nhưng không thực hiện được vì vướng Luật. Các địa phương đi sai hướng vì sửa Luật chỉ có Quốc hội. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng để Quốc hội cho phép sửa Luật hoặc ban hành Nghị quyết cho phép đấu giá biển số xe thì phải chứng minh được lợi ích của việc này, chi phí phải thấp hơn lợi ích thu được", ông Giang nói.

Đại diện Vụ quản lý công sản, Bộ Tài chính cũng cho biết, ủng hộ Đề án đấu giá biển số, trong quá trình triển khai thực hiện thì cần phải có đồng bộ giữa các Luật cần phối hợp chặt chẽ các bộ để đảm bảo thống nhất, đạt mục tiêu đưa ra công khai minh bạch tăng thu ngân sách nhà nước.

Chủ nhân ôtô biển số ”siêu đẹp” 75A-222.22: ”Bấm ”rùa” cái được liền”!

Sau khi bấm được biển số "siêu đẹp" 75A-222.22 cho chiếc ôtô mua với giá chưa tới 500 triệu đồng, anh Đ.V.T (ngụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Huế ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN