Mr Hunter - Lê Khắc Ngọ trong đường dây lừa đảo 5.200 tỷ đồng là ai?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Lê Khắc Ngọ hay còn gọi là Mr Hunter - đồng phạm với vai trò cầm đầu cùng với Phó Đức Nam (Mr Pips) trong điều hành đường dây lừa đảo 5.200 tỷ đồng. Ngoài việc thường xuyên đăng tải các video khoe xe sang, chia sẻ về đầu tư tài chính trên các trang mạng xã hội, đối tượng này còn tổ chức nhiều buổi hội thảo "vinh danh" nhà đầu tư nhằm thu hút các nạn nhân.

Hình ảnh Mr Hunter chia sẻ các "bí kíp" đầu tư.

Hình ảnh Mr Hunter chia sẻ các "bí kíp" đầu tư.

Trong đường dây lừa đảo đầu tư tài chính xuyên quốc gia, cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố 31 bị can, gồm cả hai đối tượng cầm đầu là Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips, SN 1994, trú tại phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter, SN 1990, trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Không tố giác tội phạm”, “Rửa tiền”, "Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Tuy nhiên, khi đường dây bị cơ quan công an triệt phá, Lê Khắc Ngọ - Mr Hunter đã nhanh chân bỏ trốn. Hiện cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã quốc tế đối tượng này.

Theo cơ quan điều tra, trước đây, Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ làm phiên dịch viên cho nhóm người nước ngoài hoạt động chứng khoán quốc tế ở Việt Nam. Sau đó, Nam câu kết với nhóm người này để lừa đảo, môi giới nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế dựa trên nền tảng các trang web, link khoảng 24 sàn chứng khoán quốc tế do nhóm người nước ngoài cung cấp.

Nam bàn bạc và giao cho Ngọ thành lập 44 văn phòng (24 văn phòng ở Hà Nội) với 1.918 nhân viên quản lý vùng, quản lý văn phòng và sale. Các văn phòng này tập trung tại quận trung tâm như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân và 20 văn phòng ở TP HCM, Đà Nẵng, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan.

Các đối tượng lập các sàn giao dịch ngoại hối và chứng khoán giả mạo, có giao diện giống với sàn giao dịch uy tín trên thế giới như: gtmx, alpha trading, iqx, lodonnex, ibmex, iswiss, trust...

Do đây là các sàn giao dịch giả mạo nên các đối tượng có thể can thiệp vào hệ thống và luôn thắng nhà đầu tư. Đối với các lệnh có mệnh giá nhỏ sẽ cho nhà đầu tư thắng và rút được tiền về, rồi khuyến khích họ đầu tư lớn hơn để có lợi nhuận cao dẫn đến việc thua sạch tiền.

Lê Khắc Ngọ thường xuyên khoe xe sang, đồ xa xỉ để dụ dỗ nhà đầu tư vào bẫy lừa đảo.

Lê Khắc Ngọ thường xuyên khoe xe sang, đồ xa xỉ để dụ dỗ nhà đầu tư vào bẫy lừa đảo.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Lê Khắc Ngọ cũng là một TikToker nổi tiếng trên mạng xã hội với nickname Mr Hunter, thường xuyên xuất hiện trong các video mặc trang phục sang trọng, đầu tóc bóng bẩy, đeo đồng hồ đắt tiền... chia sẻ thông tin về đầu tư chứng khoán, kiến thức về cổ phiếu, phân tích thị trường, giá vàng...

Để tạo dựng hình ảnh, Lê Khắc Ngọ giới thiệu bản thân là nhà đầu tư tự do, tự thân, khởi điểm từ con số 0, từng vấp ngã trên con đường sự nghiệp. Đối tượng này còn "khoe" khởi nghiệp ở tuổi 20 với món nợ 2 tỷ đồng...

Trên mạng xã hội còn có nhiều nội dung "lăng xê" hình ảnh Ngọ có hơn 10 năm kinh nghiệm, đã vươn lên trở thành một "triệu phú tự thân" và dẫn dắt nhiều nhà đầu tư vượt qua những thách thức, đạt được những thành công ấn tượng. Mr Hunter Lê Khắc Ngọ còn liên tục khoe khoang siêu xe, đồ đắt tiền và tham gia các hoạt động từ thiện trên mạng xã hội nhằm thu hút người xem, để kích thích, lôi cuốn những người "muốn giàu sang" đầu tư theo để được như mình.

Hình ảnh Mr Hunter trong clip chia sẻ về giá vàng.

Hình ảnh Mr Hunter trong clip chia sẻ về giá vàng.

Không chỉ khoe khoang, chia sẻ thông tin đầu tư chứng khoán trên mạng xã hội, Lê Khắc Ngọ còn tổ chức các sự kiện, hội thảo kinh doanh tài chính để gặp gỡ, chia sẻ kiến thức làm giàu. Thậm chí, còn "vinh danh" một số nhà đầu tư thành công tại chính hội thảo có hàng trăm người tham gia nhằm tạo niềm tin, gây sự chú ý.

Một số buổi chia sẻ kiến thức về giá vàng, hội thảo đầu tư tài chính của Mr Hunter còn được đăng tải trên các tờ báo để quảng cáo.

Đến nay, cơ quan điều tra xác định định 2.661 bị hại trên toàn quốc nạp tiền vào lần đầu với tổng số tiền gần 50 triệu USD. Hiện, Cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cũng thu giữ tài sản ước tính 5.200 tỷ đồng. Trong đó, 316 tỷ đồng trong tài khoản; 9 tỷ đồng trái phiếu; 200 tỷ đồng sổ tiết kiệm; 69 tỷ đồng tiền mặt; 890 miếng vàng SJC; 246 kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe; 59 đồng hồ phiên bản giới hạn trị giá khoảng 300 tỷ đồng; 7 mô tô hạng sang; 84 trang sức vàng, khảm kim cương; phong toả 125 bất động sản.

Gần 2.000 nhân viên của đường dây lừa đảo do Mr Pips điều hành đã sử dụng nhiều tài khoản Zalo, Telegram, Viber để lập ra nhiều hội nhóm đầu tư với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hà ([Tên nguồn])
Tiktoker Mr Pips lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN