Một người Mỹ bay từ TP.HCM ra Hà Nội hiến huyết tương cứu bệnh nhân Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Sáng 12/8, bà Kelly Michelle Koch quốc tịch Mỹ, sống tại TP.HCM đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư Hà Nội để hiến huyết tương cứu bệnh nhân Covid-19. Bà từng mắc Covid-19 và được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi TP.HCM trước đây.

Bác sĩ Vũ Thị Thu Hương - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở đường Giải Phóng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) cho biết, bà Kelly là một trường hợp rất đặc biệt. Bà đã sống ở Việt Nam 7 năm. Sau khi đi công tác tại các nước châu Âu, ngày 16/3, bà trở về Việt Nam thì được đưa đi cách ly, kết quả xét nghiệm cho thấy bà mắc Covid-19

Bà đã được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Sau khi khỏi bệnh, xuất viện, bà tiếp tục sống và làm việc tại TP.HCM. Khi nghe tin Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư muốn người từng bị Covid-19 hiến huyết tương để cứu sống bệnh nhân Covid-19 nặng, bà đã không ngần ngại bay từ TP.HCM ra Hà Nội để đăng ký hiến huyết tương. 

Bà Kelly được khám sàng lọc trước khi hiến huyết tương cứu bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bà Kelly được khám sàng lọc trước khi hiến huyết tương cứu bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bà Kelly chia sẻ, bà đã rất may mắn khi được điều trị Covid-19 tại Việt Nam. Tuy bệnh tình của bà lúc bấy giờ nhẹ, nhưng bà vẫn luôn được các y bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo và sớm được ra viện. Giờ có người cần đến, thấy mình giúp được nên bà lên đường ngay. 

Cũng trong sáng 12/8, ngoài bà Kelly, còn có 4 người khác từng là bệnh nhân Covid-19 cũng đến đăng ký hiến huyết tương. Họ đều tâm sự muốn đóng góp sức mình vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, sau khi đã được các y bác sĩ, được đất nước Việt Nam điều trị khỏi bệnh. 

Với mong muốn những người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh tình nguyện hiến tặng huyết tương để truyền cho những người bệnh đang mắc Covid-19 hiện tại, đặc biệt là các bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong và một số bệnh nhân ở thể trung bình và nặng, Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi".

Đề tài nghiên cứu do TS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...

Bây giờ, tôi có cơ hội hiến huyết tương, giúp đỡ một phần sức lực của mình để chống dịch Covid-19, tôi rất vui mừng. Nhà nước, ngành y tế Việt Nam đã quá chu đáo, vất vả với người bệnh Covid-19 như chúng tôi. Tôi nằm viện điều trị gần 3 tháng nhưng ngày nào cũng được chăm sóc chu đáo, được miễn phí thuốc men, tiền giường, từ khăn mặt, bàn chải đánh răng... 

Bệnh tật đến với tôi như tai nạn không được báo trước. Khi nhận được tin báo tôi dương tính với SARS-CoV-2, phải nhập viện, tôi thực sự lo lắng, sợ hãi, bầu trời như sụp đổ, tối sầm trước mắt. Không chỉ thế, vài đồng nghiệp còn trách móc tôi thiếu ý thức, lên án, kỳ thị tôi khiến cho dư luận nhằm vào tôi chửi bới, công kích thậm tệ. Tôi vừa bị bệnh nặng, bị cách ly, xa gia đình, lo lắng về tính mạng, còn bị mắng chửi. Lúc đó, tôi sợ hãi, căng thẳng cùng cực. 

Bệnh nhân 196 hiến huyết tương.

Bệnh nhân 196 hiến huyết tương.

Nhưng chính lúc đó, cũng có nhiều người đã nâng đỡ tôi, từ chính quyền, người thân, các y bác sĩ, các người bệnh Covid-19 đã động viên, tận tình điều trị, chăm sóc tôi khỏi bệnh để trở về với gia đình, với các con. Vì thế, tôi vô cùng biết ơn. Tôi tự hào và thấy may mắn khi là người Việt Nam. Cảm ơn đất nước". 

Theo bác sĩ Hương, huyết tương được đánh giá là giải pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả nhất định cho bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng. Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể với hiệu giá cao chống lại virus SARS-CoV-2. Khi truyền vào cơ thể bệnh nhân nặng (có tải lượng virus cao), kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus ở bệnh nhân mức độ trung bình, nặng.

Bác sĩ Hương cho biết người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từng mắc Covid-19, nhưng đã khỏi bệnh, đã hoàn thành cách ly 14 ngày sau khỏi bệnh, độ tuổi từ 18-65, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ. Người đã khỏi bệnh Covid-19 đăng ký hiến huyết tương sẽ được xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai..., đảm bảo huyết tương đủ điều kiện hiến và truyền cho bệnh nhân. Sau khi hiến huyết tương, các trường hợp sẽ được theo dõi thêm 24 giờ và có thể về nhà bình thường.

Theo bác sĩ Hương, việc hiến huyết tương này chống chỉ định với những phụ nữ mang thai quá 3 lần, người có rối loạn đông máu… Người hiến huyết tương không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên tại chỗ lấy máu có thể bị bầm tím 

Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3/8. Sau 1 tuần kêu gọi, đến nay, đã có 17 người khỏi bệnh Covid-19 đăng ký hiến huyết tương, trong đó có 9 người được tiến hành sàng lọc, 2 người đã được lấy huyết tương, còn lại đang chờ kết quả. Các mẫu huyết tương thu thập được sẵn sàng cho người bệnh cần sử dụng.

"Người khỏi Covid-19 hiến huyết tương cứu người đang bị bệnh là việc làm rất ý nghĩa. Một người mắc Covid-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bắt cứ lúc nào".

TS Văn Đình Tráng, phụ trách Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư

Cụ bà 100 tuổi nhiễm COVID-19 đã có thể tự đi lại được

Sức khoẻ cụ bà 100 tuổi nhiễm COVID-19 tốt hơn những ngày trước, cụ có thể tự đi lại được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Linh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN