Một ngày làm việc của "anh nuôi" muông thú 30 năm qua ở Thảo Cầm Viên
Ông Thân Văn Nê, người được gọi vui là "anh nuôi" của muông thú tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã có nhiều kỷ niệm trong suốt 30 năm làm việc tại đây.
Ông Thân Văn Nê (60 tuổi), hiện đang giữ vai trò Tổ trưởng tổ chế biến thực phẩm tại Thảo Cầm Viên. Người được xem là "anh nuôi" của muôn thú với 30 năm làm việc tại Thảo Cầm Viên. Ông cũng là một trong những người gắn bó lâu nhất tại đây và chứng kiến nhiều kỷ niệm vui buồn trong từng bữa ăn giấc ngủ của các loại động vật sinh sống tại điểm du lịch nổi bật của TPHCM.
Hàng ngày, Tổ chế biến thực phẩm nhận trung bình 5 tấn thức ăn và được phân bổ cho các chuồng đúng số lượng không dư cũng không thiếu dù chỉ vài trăm gram. Ông Nê giải thích nếu chuồng này nhận dư thì chắc chắn chuồng kia sẽ thiếu, vì thế ông cùng nhân viên phải hết sức cẩn thận trong khâu cân đo đong đếm thực phẩm trước khi giao cho từng chuồng.
Các khẩu phần ăn được phân chia theo từng khay và được ghi tên từng khu. Sau khi được bàn giao, nhân viên phụ trách tại các chuồng có nhiệm vụ phân bổ và cho thú ăn đúng theo giờ quy định nhằm đảm bảo sức khoẻ cũng như duy trì các tập tính sinh hoạt của chúng tại Thảo Cầm Viên.
Từng loài vật đều có các tập tính ăn uống khác nhau, có loài thích ăn đồ ăn nguyên nhưng cũng có loài thì buộc phải sơ chế qua như cắt nhỏ hoặc bỏ vỏ sẵn.
Sau khi hoàn thành các công đoạn sơ chế và phân bổ, ông Nê trực tiếp sắp xếp các khẩu phần ăn lên xe để chuyển đến các chuồng.
Những giọt mồ hôi ướt đẫm trên lưng của người đàn ông đã 60 tuổi sau khi phụ giúp vận chuyển hàng tấn thực phẩm trong buổi sáng.
Chuyến xe đầu tiên chở thức ăn bắt đầu rời đi khi đồng hồ điểm 8h sáng.
Ông Nê cùng nhân viên tự tay đem các phần thức ăn đặt đúng vị trí tại chuồng thú.
Sau khi giao xong chuyến đầu, ông Nê trở về và bắt đầu tiếp nhận các cuộc điện thoại từ nhân viên phụ trách các chuồng trại. Sẽ có nhiều câu chuyện như liên quan đến vấn đề về việc thiếu hụt thức ăn hay phải thay đổi giờ giấc trong việc đi giao.
Chị Nhung cũng là một nhân viên trong Tổ chế biến thực phẩm và đã có 20 năm làm việc tại Thảo Cầm Viên vui vẻ cho biết, làm việc tại đây rất thoải mái, tất cả đều xem nhau như một gia đình, sẵn sàng hỗ trợ nhau bất cứ việc gì trong công việc cũng như cuộc sống.
Sau khi nhận thức ăn từ nhà bếp, nhân viên phụ trách các chuồng sẽ đảm nhiệm việc cho ăn sao cho phù hợp với từng loài thú.
Tuỳ theo mỗi loài và từng đặc tính, cách cho ăn sẽ được các nhân viên ở đây ghi nhớ và thực hiện theo đúng cách.
Việc du khách hay ném đồ ăn vào cho thú, ông Nê cho biết: "Sau này những việc như thế đều được các nhân viên tại đây nhắc nhở. Chúng tôi đều giải thích rõ cho khách hiểu là thức ăn của các loài đều đã được cung cấp đầy đủ, nếu như tự tiện cho thú ăn những thức ăn không phải của chúng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chúng".
Ngoài ra, Thảo Cầm Viên cũng áp dụng mô hình "Làm giàu chuồng trại" với các hình thức kích thích động vật ăn uống. Tại chuồng báo hoa mai, nhân viên sẽ treo thịt sống lên trên cao đồng thời xát thêm nước cam với bã cà phê để dậy mùi cho thú trong lúc ăn.
Gắn bó khá lâu với Thảo Cầm Viên, khi được hỏi về cảm xúc mỗi lần nghe tin một con vật nào đó tại đây bị chết, ông Nê lắng giọng: "Buồn chứ. Đây tuy là những con vật hoang dã nhưng mình cũng cho nó ăn hàng tháng, hàng năm nên thân quen như thú nuôi ở nhà, tôi biết cả tính nết từng con, từng loài".
Hôm nay (17/8), 2 chú voi tại vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) đã được tháo xích chân, hệ thống lưới điện được kích hoạt để đảm bảo an toàn.
Nguồn: [Link nguồn]