Một gia đình giao nộp 2 cá thể chim Cao cát hoang dã quý hiếm
Hai cá thể chim Cao cát bụng trắng, là động vật nguy cấp quý hiếm vừa được Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) tiếp nhận từ một gia đình giao nộp
Ngày 2-10, tin từ Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) cho biết các trung tâm cứu hộ vừa tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã, thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm do người dân giao nộp.
Hai cá thể chim Cao cát hoang dã được Vườn Quốc gia cứu hộ thành công
Trước đó, sáng ngày 29-9, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Cúc Phương nhận được thông báo từ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thái Bình về việc ông Trần Văn Đức (ngụ thôn Tây Nghĩa, xã Minh Quang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) tự nguyện giao nộp 2 cá thể chim Cao cát bụng trắng (tên khoa học là: Anthracoceros albirostris thuộc nhóm Động vật nguy cấp quý hiếm, Nhóm IIB NĐ/84/2021/NĐ-CP).
Ngay sau đó, đơn vị đã phối hợp, cứu hộ an toàn 2 cá thể chim Cao cát bụng trắng nói trên về trung tâm kiểm tra sức khỏe và chăm sóc để có thể tái thả về môi trường tự nhiên.
Các cá thể rùa được người dân giao nộp cho trung tâm bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương
Cũng tại trung tâm này, vào ngày 25-9, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng và Hạt Kiểm lâm TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương), thuyết phục người dân trong địa bàn 2 TP nói trên tự nguyện giao nộp 5 cá thể rùa răng, 1 cá thể khỉ đuôi dài.
Tất cả số động vật nêu trên đều thuộc động vật rừng nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ (Nhóm IIB NĐ/84/2021/NĐ-CP).
Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Cúc Phương, những cá thể động vật khi được cứu hộ về trung tâm sẽ được kiểm tra sức khỏe, chăm sóc phục hồi để có phương án bảo tồn tốt nhất.
Chim Cao cát bụng trắng là loài thuộc họ Hồng Hoàng (Bucerotidar), chiều dài thân từ 68-70 cm, bộ lông đen nhạt, bụng và dưới đuôi trắng, mỏ hai tầng vàng nhạt, phần giữa hai tầng mỏ đen. Chim cao Cát bụng trắng sinh sản từ tháng 1 đến tháng 6, mỗi đợt thường đẻ 1-3 trứng, thức ăn ưa thích của chim là các loại quả, như sung, đa, gội... |
Khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, mang đỏ, sơn dương, mèo rừng, chồn bạc má, cầy vòi hương, sóc bụng đỏ, sóc bay trâu, đồi, nhen, tê tê java, công, trảu đầu hung, khướu khoang cổ… được phát hiện tại rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Nguồn: [Link nguồn]