"Một cảm giác bình an đến lạ" giữa rừng sứ cổ thụ ngay trung tâm TPHCM
Những hàng hoa sứ cổ thụ dài cả cây số nở hoa ngày xuân tạo cảnh quan đẹp mắt lạ thường tại TPHCM.
Những ngày tháng Giêng, "rừng" cây sứ cổ thụ trải dài dọc theo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè (TPHCM) đồng loạt nở hoa tạo cảnh quan đẹp khác thường.
Cây hoa sứ (còn gọi là cây đại) được xem là biểu tượng của văn hóa Ấn Độ vốn du nhập vào TPHCM từ lâu, đồng thời hoa sứ cũng được xem lại biểu tượng của nước Lào. Đối với Việt Nam, cây hoa sứ được trồng nhiều ở đình đền miếu mạo và người dân cũng trưng bày hoa Tết.
Kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè dài gần 10km, xung quanh có 7 ngôi chùa. Với "rừng" hoa sứ cổ thụ đường kính 20-30cm, chiều cao 2-4m khoe sắc tạo ra một cung đường hoa sứ dài hàng cây số là một cảnh tượng hiếm có.
Những cây đại cổ thụ cao lớn đơm hoa
Dọc bờ kênh dài hàng cây số tràn ngập hoa sứ
Mùi hoa dịu nhẹ lan tỏa trong không gian
Cây hoa sứ phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên ra rất nhiều hoa
Hoa sứ màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng, tương tự hoa đào
Hoa sứ màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sạch
Hoa rụng quanh ghế ngồi
Anh Tuấn, làm việc tại một công ty sản xuất khẩu trang nói: "Buổi chiều em thường ra ngắm hoa sứ, cảm thấy tâm hồn bình an đến lạ, nhất là sau đại dịch COVID-19. Nay dịch bệnh được khống chế nên công ty em đã chuyển sang sản xuất mặt hàng khác".
Dòng kênh rất sạch vì chỉ chứa nước mưa. Môi trường không ô nhiễm giúp hoa sứ sinh sôi nảy nở.
Hoa sứ không chỉ tô đẹp cảnh quan mà còn là được coi là một loại dược liệu quý, thường dùng để chữa trị các bệnh ngoài da.
Nhiều bạn trẻ tìm tới hàng cây hoa sứ để tập thể dục buổi chiều
Một em bé phấn khích vì được bố đưa đến tập xe đạp dưới hàng cây
Chiều tháng Giêng xuân Quý Mão trên dòng kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè
Hai cha con cùng đi xe đạp đầu năm dưới hàng cây hoa Sứ
Nguồn: [Link nguồn]
Hình thành từ lâu, chợ hoa Hàng Lược được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, nơi đây được coi là một trong những khu chợ thể hiện đậm nét văn hóa của Hà Nội.