Mời "thần đèn" dời biệt thự Pháp cổ tại Huế: Hơn 1 năm vẫn "án binh bất động"

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Một ngôi biệt thự cổ thời Pháp thuộc hơn 100 năm tuổi từng được TP. Huế thông qua chủ trương di dời đến nơi mới để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, việc di dời vẫn “án binh bất động”, công trình cổ càng trở nên xuống cấp, hoang phế.

Ngôi biệt thự cổ tọa lạc tại số 26 Lê Lợi, TP. Huế, từng là trụ sở của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh TT-Huế. Đây là một trong số ít công trình biệt thự mang kiến trúc Pháp độc đáo xây dựng vào đầu thế kỷ 20 hiện còn tồn tại ở Huế. Mặc dù công trình không thuộc danh sách 27 biệt thự Pháp trên địa bàn TP. Huế nằm trong diện bảo tồn, tôn tạo..., tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh TT-Huế từng đưa ra quyết định giữ lại ngôi biệt thự này, với mong muốn lưu giữ hình ảnh về đô thị Huế trong quá trình phát triển.

Ngôi biệt thự cổ tọa lạc tại số 26 Lê Lợi, TP. Huế, từng là trụ sở của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh TT-Huế. Đây là một trong số ít công trình biệt thự mang kiến trúc Pháp độc đáo xây dựng vào đầu thế kỷ 20 hiện còn tồn tại ở Huế. Mặc dù công trình không thuộc danh sách 27 biệt thự Pháp trên địa bàn TP. Huế nằm trong diện bảo tồn, tôn tạo..., tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh TT-Huế từng đưa ra quyết định giữ lại ngôi biệt thự này, với mong muốn lưu giữ hình ảnh về đô thị Huế trong quá trình phát triển.

Từ quyết định đó, trong quá trình kêu gọi chủ trương kêu gọi doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp tại khu đất số 26, 28 đường Lê Lợi, TP Huế, lãnh đạo tỉnh TT-Huế đã đưa ra ý tưởng giữ lại ngôi biệt thự cổ này bằng cách di dời công trình đến một vị trí mới, nhằm nhường mặt bằng, không gian phục vụ phát triển kinh tế.

Từ quyết định đó, trong quá trình kêu gọi chủ trương kêu gọi doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp tại khu đất số 26, 28 đường Lê Lợi, TP Huế, lãnh đạo tỉnh TT-Huế đã đưa ra ý tưởng giữ lại ngôi biệt thự cổ này bằng cách di dời công trình đến một vị trí mới, nhằm nhường mặt bằng, không gian phục vụ phát triển kinh tế.

Tháng 9/2022, HĐND TP. Huế đã thông qua việc lập dự án chỉnh trang một đoạn đường Lê Lợi. Theo đó, đoạn đường Lê Lợi thuộc dự án chỉnh trang nằm ở trục chính kéo dài từ căn biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp thuộc số 23 Lê Lợi (nay là Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao TP. Huế), đến khu vực Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ (hiện đã di dời) với chiều dài khoảng 100m.

Tháng 9/2022, HĐND TP. Huế đã thông qua việc lập dự án chỉnh trang một đoạn đường Lê Lợi. Theo đó, đoạn đường Lê Lợi thuộc dự án chỉnh trang nằm ở trục chính kéo dài từ căn biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp thuộc số 23 Lê Lợi (nay là Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao TP. Huế), đến khu vực Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ (hiện đã di dời) với chiều dài khoảng 100m.

Quá trình thực hiện dự án này, một phần kinh phí trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng sẽ được dành phục vụ di dời, chỉnh trang ngôi biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi (đối diện Bảo tàng XQ). Ngôi biệt thự cổ sẽ được dời đến một khu đất trống phía đối diện gần bờ sông Hương để bảo tồn.

Quá trình thực hiện dự án này, một phần kinh phí trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng sẽ được dành phục vụ di dời, chỉnh trang ngôi biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi (đối diện Bảo tàng XQ). Ngôi biệt thự cổ sẽ được dời đến một khu đất trống phía đối diện gần bờ sông Hương để bảo tồn.

Để chuẩn bị cho việc di dời này, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (TPHCM) từng được cơ quan chức năng tỉnh TT-Huế đặt vấn đề và đã tiến hành khảo sát thực địa ngôi biệt thự cổ tại số 26 Lê Lợi, Huế. Tuy nhiên, không như kỳ vọng của nhiều người, sau hơn 1 năm kể từ khi HĐND TP. Huế thông qua việc lập dự án chỉnh trang tại đường Lê Lợi, khu biệt thự cổ vẫn chưa được di dời.

Để chuẩn bị cho việc di dời này, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (TPHCM) từng được cơ quan chức năng tỉnh TT-Huế đặt vấn đề và đã tiến hành khảo sát thực địa ngôi biệt thự cổ tại số 26 Lê Lợi, Huế. Tuy nhiên, không như kỳ vọng của nhiều người, sau hơn 1 năm kể từ khi HĐND TP. Huế thông qua việc lập dự án chỉnh trang tại đường Lê Lợi, khu biệt thự cổ vẫn chưa được di dời.

Do công trình không còn được sử dụng qua thời gian dài sau khi Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế chuyển đến nơi mới, nơi đây không được tôn tạo, bảo quản, ngày càng trở nên xuống cấp, hoang phế.

Do công trình không còn được sử dụng qua thời gian dài sau khi Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế chuyển đến nơi mới, nơi đây không được tôn tạo, bảo quản, ngày càng trở nên xuống cấp, hoang phế.

Cổng chính vào khu nhà luôn trong tình trạng khóa kín.

Cổng chính vào khu nhà luôn trong tình trạng khóa kín.

Rác rưởi, cỏ dại bủa vây công trình cổ.

Rác rưởi, cỏ dại bủa vây công trình cổ.

Tường nhà biệt thự cổ nứt vỡ, xuống cấp theo thời gian.

Tường nhà biệt thự cổ nứt vỡ, xuống cấp theo thời gian.

Cây dại, rêu phong xâm lấn khu nhà.

Cây dại, rêu phong xâm lấn khu nhà.

Công trình phụ trợ cạnh biệt thự trở nên hoang tàn.

Công trình phụ trợ cạnh biệt thự trở nên hoang tàn.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 6/12, ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế, cho biết, quá trình thực hiện dự án chỉnh trang, do vướng thủ tục di dời, nên công trình nhà biệt thự 26 Lê Lợi đến nay vẫn chưa được chuyển đến vị trí khác như dự định.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 6/12, ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế, cho biết, quá trình thực hiện dự án chỉnh trang, do vướng thủ tục di dời, nên công trình nhà biệt thự 26 Lê Lợi đến nay vẫn chưa được chuyển đến vị trí khác như dự định.

Sau dịch chuyển quốc tự tại Huế, ”thần đèn” Nguyễn Văn Cư tái xuất cứu nhà thờ bị lún

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư (ngụ TP. HCM) - người từng xử lý, di dời thành công nhiều công trình kiến trúc trên cả nước, trong đó có ngôi “quốc tự” Diệu Đế tại Huế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN