"Mổ xẻ" máy bay Malaysia đang mất tích

Máy bay của hãng hàng không AirAsia (Malaysia) đang mất tích là Airbus A320-200, loại phi cơ phổ thông, nằm trong biên chế của phần lớn các hãng hàng không thế giới, trong đó có Việt Nam như Vietnam Airline, JetStar và VietJet Air.

Đây là loại máy bay phản lực tầm trung, phù hợp với đường bay dưới 5 giờ liên tục, được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử và được nhiều hãng hàng không trên thế giới sử dụng.

Máy bay A320-200 có thể chuyên chở tối đa 180 hành khách đối với các chuyến bay trong khu vực Châu Á và cũng là loại máy bay có khoang hành khách rộng nhất trong tất cả các loại máy bay một hành lang.

Cùng với những cải tiến về thiết kế, công nghệ, A320 đã trở thành dòng máy bay phản lực chở khách bán chạy thứ 2 chỉ sau Boeing 737.

Bắt đầu phát triển từ tháng 3 năm 1984, Airbus A320 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22/2/1987,  chính thức xuất xưởng vào năm 1988 để bán cho hãng hàng không Air France.

"Mổ xẻ" máy bay Malaysia đang mất tích - 1

Khoang hành khách hiện đại của một chiếc A320

A320 là dòng máy bay đầu tiên áp dụng các hệ thống điều khiển máy bay bằng các giao diện kỹ thuật số kết hợp với hệ thống máy tính (fly-by-wire) thay cho hệ thống điều khiển máy bay bằng tay trước đây. Hệ thống này vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cho tới hiện nay. Thay vì được truyền dẫn cơ khí (thủy lực), hệ thống fly-by-wire cho phép thao tác điều khiển của phi công được truyền tới cánh máy bay bằng các tín hiệu kỹ thuật số.

Ngoài trọng lượng nhẹ, hệ thống fly-by-wire còn được hỗ trợ bởi máy tính. Điều này bảo đảm cho A320 hầu như không xảy ra trường hợp vượt quá các giới hạn hoạt động gây nguy hiểm như giới hạn hoạt động (G limits) và tốc độ làm việc của động cơ cũng như các giới hạn của bờ tiến của cánh (angle of attack limits). Hệ thống fly-by-wire làm cho tất cả các máy bay của Airbus đều có các đặc điểm tương tự nhau, từ đó giảm thiểu thời gian huấn luyện các phi công khi bay với nhiều loại máy bay khác nhau.

Một bộ phận không thể tách rời dòng máy bay A320 này là một bàn điều khiển điện tử được tích hợp 6 màn hình màu EFIS và một bộ điều khiển Side-Stick đột phá thay thế cho cần điều khiển cũ. A320 cũng sử dụng vật liệu composite với tỷ lệ tương đối cao so với các mẫu máy bay trước đó. A320 sử dụng một trong 2 động cơ là CFM International CFM56 hoặc động cơ International Aero Engines V2500.

Sau đó A320 tiếp tục được mở rộng thêm các phiên bản A321 (giới thiệu lần đầu vào năm 1994), phiên bản A319 (giới thiệu lần đầu vào năm 1996) và A318 vào năm 2003. Vào khoảng giữa năm 2000, số lượng máy bay thuộc dòng A320 được sản xuất trung bình hàng tháng là 22 chiếc, sau đó tăng lên 30 chiếc mỗi tháng vào năm 2002.
"Mổ xẻ" máy bay Malaysia đang mất tích - 2
Vào tháng 12 năm 2010, Airbus chính thức giới thiệu thế hệ mới của dòng A320, mang tên A320neo "tùy chọn động cơ mới". Thế hệ máy bay mới này cho phép lựa chọn giữa 2 động cơ CFM International LEAP-X hoặc Pratt & Whitney PW1000G, được kết hợp cùng với các cải tiến ở khung máy bay mới và bổ sung thêm các cánh nhỏ mà Aribus đặt tên Sharklets.

Tính đến tháng 12 năm 2011, Airbus nhận được đơn đặt hàng mẫu máy bay A320neo này từ hơn 21 hãng hàng không với tổng số lượng lên đến 1.196 chiếc, giúp A320neo trở thành chiếc máy bay được bán nhiều nhất trên thị trường sản xuất máy bay thương mại.

"Mổ xẻ" máy bay Malaysia đang mất tích - 3

A320 được đánh giá là loại máy bay có độ an toàn cao, là sản phẩm chiến lược của Airbus trong phân khúc máy bay dân dụng tầm trung nhằm cạnh tranh với B-737 của Boeing. 

Thông số kỹ thuật của máy bay Maylaysia đang mất tích: chiều dài: 37.6m; sải cánh: 34.1m; chiều rộng: 4.0m; chiều cao: 11.8m; tầm bay: 4.800km; số ghế: 180 ghế.

Dòng A320-200 nổi bật với các lá chắn cánh phụ nhỏ và sức chứa nhiên liệu tăng so với A320-100 về tầm bay xa hơn. Tầm bay điển hình với 150 khách đối với máy bay A320-200 là 2.900 hải lý (5.400 km). Nó được đẩy bằng hai động cơ CFMI CFM56-5 hay IAE V2500 với công suất đẩy trong khoảng 25.500 đến 27.000 pound (tương đương 113 kN đến 120 kN).

 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Đ (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Máy bay AirAsia của Malaysia gặp nạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN