Miền Trung ứng phó khẩn cấp với bão số 10

Sự kiện: Tin bão

Theo dự báo, trưa mai (30/9), bão số 10 có khả năng đổ bộ trực tiếp vào Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và các tỉnh miền Trung với sức gió mạnh từ cấp 10 đến cấp 12. Biển động rất mạnh. Ngay tại thời điểm này, các tỉnh miền Trung đang gồng mình ứng phó với bão.

Tại Thừa Thiên - Huế: Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp để triển khai công tác phòng, chống bão số 10.  Tại thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã kêu gọi hơn 1.810 phương tiện tàu thuyền trên địa bàn tỉnh và 23 tàu các tỉnh khác đã về nơi neo đậu an toàn.

Dự kiến, toàn tỉnh có khoảng 2.884 hộ, 11.561 nhân khẩu ở các vùng sạt lở, ven biển phải sơ tán đến nơi an toàn khi có bão, lũ xảy ra. Các ban ngành, chính quyền địa phương tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, cấm các ghe thuyền bãi ngang ra biển khi chưa có lệnh cho phép; kêu gọi các tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn; quản lý chặt chẽ các phương tiện, tổ chức neo đậu an toàn.

Bao so 10 mien trung  bao so 10 do bo  tin moi nhat ve bao so 10  con bao so 10  bao so 10  du bao bao bao  trung tam khi tuong thuy van  trung tam du bao bao so 10  du bao thoi tiet  ban tin du bao thoi tiet  ban tin thoi tiet  thoi tiet  thoi tiet ca nuoc  thoi tiet cac vung  thoi tiet ca tinh  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  viet nam

Mực nước trên sông Hương đã lên rất nhanh, nước sông đục ngầu

Ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, từ ngày 28/9, tỉnh đã yêu cầu tất cả các địa phương tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi. Đặc biệt, các huyện, thị xã chỉ đạo các xã ven biển quản lý chặt chẽ, cấm không cho số ghe thuyền bãi ngang ra biển khi chưa có lệnh cho phép hoạt động trở lại.

Việc đảm bảo an toàn cho các hồ chứa cũng hết sức quan trọng. Tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu các đơn vị kiểm tra thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, lực lượng, vật tư để xử lý kịp thời khi có các sự cố hồ chứa xảy ra.

Tại tỉnh Quảng Trị: Sáng 29/9, ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, Quảng Trị được dự báo là một trong những địa phương nằm giữa vùng tâm bão đi qua, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió mạnh, mưa to, lũ lớn, ngập lụt nên công tác ứng phó được triển khai trên diện rộng (toàn tỉnh). Hàng chục ngàn hộ dân ở các địa phương đã tiến hành tích trữ lương thực, thực phẩm, nước uống phòng khi bão lớn kéo dài, lũ gây ngập lụt lâu ngày.

Theo ông Bài, tỉnh đang triển khai đồng bộ tất cả các kế hoạch đối phó, trong đó ở thời điểm hiện tại là tập trung vào công tác xác định các khu vực nguy hiểm để sơ tán dân kịp thời trước khi bão đổ bộ. Hiện nay, ông Bài cho biết có 2 phương án di dời, sơ tán dân được Quảng Trị đặt ra. Thứ nhất là nếu bão vào sớm thì công tác di dời phải xong trước 5 giờ chiều nay (29/9), phương án 2 là nếu bão vào muộn hơn thì việc di dời phải xong trước 6 giờ sáng mai (30/9).  Hiện nay, tàu thuyền của ngư dân Quảng Trị đều đã được thông báo và về nơi trú ẩn an toàn. Ngoài công tác di dân, việc đối phó với ngập úng cũng được triển khai mạnh vì Quảng trị sẽ có mưa lớn, các huyện vùng núi, ven biển (như Hướng Hóa, Đăkrông) cần đặc biệt chú ý.

Miền Trung ứng phó khẩn cấp với bão số 10 - 2

Tỉnh Thừa Thiên – Huế chủ động kêu gọi hàng nghìn tàu cá vào trú ẩn an toàn

Tại Quảng Bình: Công tác thông báo và hướng dẫn các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm đã được các cấp, các ngành tỉnh chủ động triển khai. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo tổ chức neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, các chòi canh nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; kiểm tra, sẵn sàng sơ tán người dân ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông; chỉ đạo hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện….. nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Miền Trung ứng phó khẩn cấp với bão số 10 - 3

Tàu đánh cá ngư dân vào sông Loan trú bão ở xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình

Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết đây là địa hình tâm lũ hằng năm, xã đã ứng phó bằng cách triển khai cho người dân đóng 300 nhà bè chạy lụt, lương thực, thực phẩm tích trữ trong hơn 1 tháng. Trong khi đó, 600 người dân đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa đã được cấp đủ cơ số dầu hỏa, gạo dự trữ trong 2 tháng chống chọi với bão và lũ lụt.

Tại TP. Đồng Hới, các siêu thị và đại lý bán tạp hóa thiết yếu như mì tôm, lương khô, xúc xích, đồ hộp người dân đã mua hết hàng để cất trữ phòng bão lụt. Tại các địa bàn nông thôn như huyện vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy người dân đi mua trữ dầu hỏa đề phòng mất điện dài ngày khiến nhiều nơi khan hiếm dầu cục bộ. Trong khi đó, các mặt hàng như nến thắp sáng, đèn pin dự phòng đều được đánh giá bán nhiều hơn mọi ngày, có nơi hết hàng như một số quầy điện gia dụng tại chợ Đồng Hới.

Miền Trung ứng phó khẩn cấp với bão số 10 - 4

Người dân chuẩn bị tích trữ mì tôm ứng phó bão lũ

Sở GD-ĐT Quảng Bình, Quảng Trị đã có công văn hỏa tốc gửi các phòng giáo dục và các trường học trên toàn địa bàn cho học sinh nghỉ học từ ngày 30/9 đến lúc hết bão.

Tại Đà Nẵng: Trung tâm Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng cho biết, hiện có 84 tàu thuyền với gần 770 lao động của Đà Nẵng còn hoạt động trên biển, trong đó khu vực Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa có 4 phương tiện với gần 50 lao động đang di chuyển vào bờ.  Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tiếp tục quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, đồng thời cũng đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng đã sẵn sàng triển khai các phương án chống bão, lũ, lũ quét; rà soát khu vực dân cư đang sinh sống ở những khu vực trũng thấp, ven biển, sông suối, sẵn sàng di tán dân; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm để phòng xuất hiện lũ lớn.

Cứu 9 thuyền viên trôi dạt trên biển

Ngày 29/9, Đồn Biên phòng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) cho biết đã hỗ trợ chiếc tàu trục vớt do ông Nguyễn Ngọc Ba (54 tuổi) làm thuyền trưởng, bị trôi dạt trên vùng biển thôn 4, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, vào bờ an toàn. 

Tàu trục vớt này có trọng tải 900 tấn mang biển kiểm soát LA.03237 của Công ty TNHH trục vớt Từ Minh, ở địa chỉ 177 Võ Công Tần, Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An, đang trên đường từ Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) vào vùng biển Cửa Việt để trú bão. Vào khoảng 8 giờ ngày 28/9, khi đến vùng biển thuộc địa phận huyện Triệu Phong thì tàu bị hết dầu, chết máy, trôi dạt trên biển, trên tàu có 9 thuyền viên. 

Ngay sau khi nhận được thông báo, Đồn biên phòng Thị trấn Cửa Việt đã phối hợp với người dân đưa dầu ra tiếp ứng và sửa chữa. Tuy nhiên, do hộp số của tàu bị vỡ, bánh lái không thể quay được, dây neo bị đứt nên tàu trôi dạt về vùng biển thuộc thôn 4, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong. Do sóng to gió lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. 

Đến tối 28/9, Đồn Biên phòng Thị trấn Cửa Việt phối hợp với chính quyền và nhân dân xã Triệu Lăng đã triển khai các biện pháp cứu hộ đưa tàu cùng 9 thuyền viên vào bờ an toàn. Ngay trong đêm 28/9, lực lượng biên phòng cùng với các thuyền viên tiến hành bốc dỡ và chằng chống hàng hóa trên tàu. Đến sáng 29/9, tất cả các thuyền viên được đưa lên bờ và sắp xếp chỗ ăn nghỉ, đảm bảo an toàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Trân - Hải Hà ([Tên nguồn])
Tin bão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN